TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 299

quốc theo mệnh lệnh của Tây . Chưa bao giờ trong thời kỳ sôi nổi 1925-
1927 , báo chí An nam đóng vai tiền phong hay chủ động , dẫn dắt quần
chúng . La Cloche Félée của Nguyễn An Ninh , và La Jeune Indochine của
Vũ Đình Duy ở Saigon , Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Huế ,
L’Argus Indochinois của Amédée Clémenti ở Hà nội , là những cơ quan
tranh đấu độc lập , của những nhà trí thức cách mạng An nam và Tây .
Phong trào học trò đi học mặc đồ Tây bằng vải nội hóa , năm 1927, cũng
không phải do báo chí cách mạng phát động . Trái lại , có nhiều tờ báo lại
còn làm thơ con cóc và đem những triết lý đạo đức vụn ra mà chế nhạo nữa
là khác . Mặc kệ, bọn học trò bảo nhau : Tây họ thấy tụi mình mặc áo quần
An nam , họ khinh mình là nhà quê , họ chửi mình là “ sale race “ ( nòi
giống nhơ bẩn ) , thì từ nay tụi mình mặc đồ Tây đi học để có ý như khiêu
khích .
Hôm ấy , trò Quỳnh , trò Hảo , trò Thu , trò Tuấn , trò Ứng , ngôì bàn
chuyện tại nhà thầy Phạm đào Nguyên về vấn đề mặc đồ Tây , do mấy anh
Quốc Học ở Huế vô đề xướng hôm trước . Lần đầu , trò Hảo còn e ngại :
- Tuị mình mặc đồ Tây , sợ ông Ðìa với các ông giáo sư cho tụi mình là vô
lễ , hay làm phách thì sao ?
Trò Thu chuyên môn giọng cười hài hước :
- Mõa mặc đồ Tây mà mõa cứ học thuộc bài , khỏi ăn hột vịt là mõa “ măng
phú “ . Mấy ông giáo sư mặc đồ Tây có làm phách và vô lễ với ông Ðìa
không ?
Quỳnh :
- Tao chỉ sợ xin tiền may đồ Tây , cha tao hổng cho .
Tuấn :
- Tao thì tao năn nỉ anh thợ may cho tao may chịu , rôì nghỉ hè vô sẽ trả tiền
.
Hảo cười hì hì :
- Nghỉ hè vô , mày bán bộ đồ Tây đó để trả tiền cho thợ may hả ?
- Nghỉ hè về quê , tao diện đồ Tây , đeo cờ-ra-oách cho oai thì cha mẹ tao
khóai mắt , nhứt định là cho tao tiền .
Hảo :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.