ký trọc " , tỏ rằng chàng không thiết gì đến sự phục sức bên ngoài, mặc dầu
chàng mới 17, 18 tuổi .
Ngoài những công việc của hãng rượu , chàng đọc say mê các tờ báo cách
mạng mà lần đầu tiên chàng mua dài hạn với số tiền do tự chàng làm ra .
Người chung quanh lại cho chàng biết rằng làng An Thái ở gần làng Kiên
Mỹ là quê hương của ba anh em Nguyễn Nhạc ,Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ .
Một chút hoài niệm lịch sử ấy càng nung đúc chí hướng của chàng trai
nước Việt sinh trưởng 150 năm sau nhà anh hùng Tây Sơn .
Chiều chiều Tuấn ra ngồi bên bờ sông An Thái , phóng tầm mắt về dãy núi
An Khê , rồi quay vào hướng Nam , quay ra hướng Bắc . Tâm hồn ngây thơ
khờ dại của chàng thanh niên bị đuổi khỏi học đường vì vụ bãi khóa chống
Tây , rung động xiết bao cảm xúc .
Một buổi tối nóng nực , Tuấn tắm bên giếng như thường lệ . Nhưng lần này
Tuấn nghe bên nhà ông Tây Thương chánh tiếng nói nheo nhéo của bà bếp
chửi đổng qua :
- Cái dân dơ bẩn như chó !
Tuấn hết sức ngạc nhiên . Bà bếp của ông tây Rossignol chửi ai thế ?
Không lẽ chửi Tuấn là dơ bẩn trong lúc Tuấn đang tắm ? Tuấn lặng lẽ chờ
bà bếp nói gì nữa , Tuấn thả gàu xuống múc nước lên tắm . Vừa dội xong
gàu nước , lại nghe tiếng bà bếp :
- Ai tắm đó ?
- Tôi
- Chứ không biết Quan cấm tắm ở chổ giếng đó ?
- Không …Tại sao cấm ?
Quả thật Tuấn không hề có nghe lịnh cấm tắm ở nơi giếng này . Vả lại ông
tây thương chánh lấy quyền gì cấm ?
Tuấn đang thắc mắc về câu chuyện khó hiểu , bổng có tiếng của ông
Rossignol nói lớn :
- Tôi cấm đấy . Vì giếng này dùng để lấy nước uống . Tắm ở đây là đổ biết
bao vi trùng và bẩn thỉu xuống nước giếng .
Tuấn thấy câu chuyện vô lý và Tuấn thật không ngờ . Từ trước đến giờ
người ta vẫn tắm ở đây có sao đâu . Ðây là cái giếng duy nhất của hãng