hết nhà cửa cho có vệ sinh. Dân lành không hiểu rõ lý do, nhưng ai nấy đều
hoảng hốt, chạy về dọn hết đồ đạc trong nhà ra ngoài vườn, ngoài sân,
ngoài đường cái. Suốt buổi chiều và đêm hôm ấy, cả làng đều rối loạn, đàn
ông, đàn bà, người già, trẻ nít đều lo sợ, kêu khóc ầm ĩ cả lên, bên cạnh
những đống giường, phản, nồi niêu, bàn ghế, chum, vại chất đống lổn ngổn
ngoài các đồng ruộng mía, chung quanh tỉnh thành... Suốt đêm đều có tiếng
kêu la thảm thiết. Nhiều người bàn rằng: "Có lẽ quan Sứ đốt nhà tranh, rồi
cho tiền cất nhà ngói cho có vệ sinh."
Nhưng một số khác lại quá sợ sệt nghĩ rằng: "Nhà Nước đốt nhà dân, chắc
là phạt dân chuyện gì đấy". Và họ với nhau sáng ngày mai cụ Sứ đến thì họ
sẽ sụp xuống lạy cụ Sứ và kêu khóc xin cụ tha tội...
8 giờ sáng mai, Quan Sứ và Quan Tuần Vũ đi bộ đến làng có thầy Ký Lê
văn Thanh và Quan Phán Đầu Toà đi theo. Viên Công Sứ Pháp và cả Quan
Tuần Vũ đều hết sức ngạc nhiên thấy một đám đông dân làng, cả đàn bà
con nít sụp xuống lạy và kêu khóc rất thê thảm, bên cạnh những đồ đạc
trong nhà dọn ra ngổn ngang ngoài đường. Nhờ Quan Phán Đầu Tỉnh hỏi
kỹ mới biết có sự hiểu lầm. Ông Sứ phì cười rồi ông lắc đầu tỏ vẻ thất
vọng, truyền lệnh cho mọi người dọn đồ đạc vào nhà, rồi ông buồn bực trở
về toà Sứ.
Ông gọi Lê văn Thanh vào văn phòng của ông, đập bàn đập ghế, mắng một
trận nên thân.
Hai hôm sau, dân làng hùn tiền mua một con bò và một con heo, cúng tạ
Thành Hoàng để ăn mừng vụ "khỏi bị cụ Sứ đốt nhà" .
Thầy Ký Lê văn Thanh lại nói với làng rằng:
- Cụ Sứ có lòng nhơn đức, thấy làng khóc xin, nên cụ tha cho không đốt
nhà của dân.
Dân làng biết ơn thầy Ký Lê văn Thanh nhiều lắm.
Một tháng sau. Lê văn Thanh cưới cô Nguyễn thị Hợi, con gái ông Bá Hộ.