TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 443

tư sản nông thôn, mà trái lại lớp gọi là “ bần cố nông “ thì không trực tiếp
tham gia, hoặc nếu có thì cũng miễn cưỡng mà thôi, không đóng vai chủ
động. Hầu hết những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn cộng sản Trung kỳ đều là
địa chủ, điền chủ và họ phất cờ đỏ búa liềm hung hăng nồng nhiệt hơn ai
hết. Nhưng đến khi đề cập đến vấn đề chia ruộng đất cho đám dân vô sản
thì họ lại ít hăng hái nhất và còn phản đối quyết liệt nữa.
Ở Nam kỳ, trái lại, đa số đảng viên cộng sản là nông dân và thợ thuyền, tuy
rằng những thủ lãnh của họ thuộc vào hàng ngũ trí thức tiểu tư sản.
Nhưng, khác với Trung kỳ, ở Nam kỳ ngay từ lúc xuất hiện phong trào
Cộng Sản Ðông Dương, đã có sự chia rẽ của hai nhóm Ðệ Tam và Ðệ Tứ
quốc tế. Theo sự hiểu biết của Tuấn xem chừng mấy anh “ trotkystes” – đệ
tứ - như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, được uy tín và
cảm tình của các giới, cả lao động lẫn trí thức, nhiều hơn nhóm “ Stalinines
“ - đệ tam - của Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai.
Tất cả mấy anh này đều là sinh viên Ðại Học “ Retour de France “ - ở Pháp
về, và họ hoạt động công khai ở ngay Saigon nhờ sự che chở của Luật Pháp
Cộng Hòa. Nam kỳ là một thuộc địa, thuộc hẳn về Pháp rồi, cho nên được
sống một chế độ chánh trị theo luật pháp như công dân Pháp vậy.
Tuấn tìm thấy đó là nguyên nhân cách biệt của hai phong trào cộng sản ở
Trung kỳ và Nam kỳ, tuy họ cùng chung một mục tiêu đấu tranh. Tuấn tự
hỏi phải chăng đó là một hoàn cảnh ngẫu nhiên của Lịch sử, hay là một
chiến thuật chủ trương bởi những lãnh tụ Cộng sản Ðông Dương mà trụ sở
đặt ở bên Tàu ?
Trung kỳ đặt dưới chế độ Bảo hộ, hoàn toàn theo luật pháp “ An nam “. Bộ
Luật Gia Long và Luật Hồng Ðức của nhà Lê – cho nên không được quyền
tự do ngôn luận, tự do lập đảng, và phải hoạt động bí mật. Lãnh tụ Cộng
sản ở Trung kỳ không phải là trí thức “ Retour de France “, được đào tạo ở
Pháp và Nga, mà chỉ là vài ba cựu Nho sĩ ở địa phương được hấp thụ học
thuyết Mác-xít và ý thức hệ cộng sản qua những sách dịch của cộng sản
Tàu, bằng Hán tự.
Tuấn có được dịp gặp tại Saigon và nói chuyện khá lâu với anh Trốt kít
Trần Văn Thạch, và anh Dương Bạch Mai, Ðệ tam Quốc tế, một người ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.