TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 448

“cải cách phong hoá Việt Nam “.
Mãi một thời gian sau, khi số độc giả đã đông đảo, các nhà văn trong toà
soạn đã sản xuất một vài tiểu thuyết được hoan nghênh, nhóm Tự Lực Văn
Ðoàn mới ra đời và xoay chiều hướng về Văn Nghệ. Những trận cười vui
nhộn chung quanh Lý Toét, Xã Xệ nhạt dần, người ta bắt đầu chán ngấy lối
cười vô ý thức đó, thì các tiểu thuyết của Khái Hưng bắt đầu lôi kéo được
một số đông độc giả. Người ta khao khát một lối sống tình cảm lãng mạn
phóng đạt hơn để thoát khỏi những khắc khe của thành kiến.
Ðồng thời báo Phong Hoá làm cả công việc “ lancer “ các “mốt“ áo tân thời
cho phụ nữ. Một chàng thợ may tên là Cát Tường vẽ trong Phong Hóa mỗi
tuần một kiểu áo mới, rất được các cô “ tiểu thư tân thời “ hưởng ứng.
Phong trào áo “ Lemur “được các cô vũ nữ hoan nghênh trước nhất. “ Le
Mur “ là do chữ “ Tường “ dịch ra tiếng Pháp (tiếng Pháp Le Mur là bức
tường). Các kiểu áo Lemur được báo Phong Hóa phổ biến rầm rộ đúng theo
chủ trương của nhóm Nguyễn Tường Tam đả kích và chê cười cái cũ, đưa
ra cái mới theo trào lưu văn minh Pháp.
Trên phương diện chính trị, chính phủ thuộc địa Pháp, và thực dân Pháp ở
An nam nhìn các hoạt động rộn rịp của Nguyễn Tường Tam và nhóm
Phong Hoá, với cặp mắt đầy thiện cảm. Vì sau những vụ bùng nỗ đẩm máu
của Việt Nam Quốc Dân Ðảng của Nguyễn Thái Học, ở Bắc kỳ và Ðông
Dương Cộng Sản Ðảng của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Kỳ, chính phủ thực
dân Pháp rất bằng lòng thấy đa số thành phần trí thức, thanh niên thiếu nữ
An nam chạy theo các phong trào lãng mạn của nhóm Nguyễn Tường Tam
và các mốt áo quần mới do nhóm Phong Hoá cổ động.
Nhạo báng người An-nam-mít lố bịch tên là Lý Toét, Xã Xệ, vừa gây ra
trận cười vui nhộn khắp các từng lớp dân chúng, vừa để quên các biến cố
cách mạng vừa xẩy ra, và thờ ơ lãnh đạm của tất cả các vấn đề “ quốc sự “,
đó là rất hợp với chánh sách thực dân Pháp thời bấy giờ.
Ðồng thời, người Pháp vội vàng cho Bảo Ðại hồi hương, để cho phong trào
thanh niên lãng mạn được cụ thể hoá một cách tưng bừng náo động hơn,
hấp dẫn hơn.
Lúc vua Khải Ðịnh chết năm 1925, thì Bảo Ðại mới có 12 tuổi, được kế vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.