TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 450

Nhưng Bảo Ðại chỉ làm vua ở Trung kỳ mà thôi. Nam kỳ đã bị vua Tự Ðức
ký hiệp ước nhường hẳn cho Pháp làm thuộc địa, “ Cochinchine Francaise
“, không còn dính líu mảy may gì với Triều đình Huế.
Còn Bắc kỳ, tuy rằng theo hiệp ước 1884, vẫn là đất của triều Nguyễn,
chính thức vẫn gọi là “ Protectorat du Tonkin “ như Trung kỳ, nhưng về
thực tế, từ lâu rồi, đã hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của người
Pháp. Tuấn đã nhận thấy điều cách biệt đó ngay ở danh từ chỉ vị thủ hiến
Pháp ở Trung kỳ, Résident supérieur en Annam, là Khâm sứ, mà vị Thủ
hiến Bắc kỳ, Résident supérieur du Tonkin lại là Thống sứ.
Trước kia, đại diện ở Bắc kỳ là một vị Kinh lược như Kinh lược Hoàng Cao
Khải. Nhưng từ ngày Khải Ðịnh chết, chức vụ Kinh lược An nam cũng bị
người Pháp chiếm đoạt và giao cho Thống sứ Bắc kỳ, chức vị Thống sứ
Ðại thần, cũng như ở Trung kỳ là Khâm sứ Ðại thần vậy. Theo sự thay đổi
ấy, trái với hiệp ước 1884, tất cả các quan An nam ở Bắc kỳ, Tổng đốc,
Tuần vũ v.v…đều trực thuộc uy quyền của “ Cụ Thống Sứ “ Pháp, chớ
không còn tuỳ thuộc về Triều đình Huế và Hoàng đế An nam nữa.
Năm 1932, chính phủ thuộc địa theo đề nghị của viên Toàn quyền Pasquier,
cho Bảo Ðại hồi hương, với dụng ý để vị “ hoàng đế “ trẻ tuổi và dễ sai
khiến ấy đóng một vai trò chính trị, mà mục đích là phản ứng lại những
hoạt động chống Pháp của các “ Hội Kín “ cách mạng ở trong nước, và gây
phong trào lãng mạn sùng kính một “ thần tượng mới “ở Pháp về.
Giới thanh niên có tư tưởng quốc gia cách mạng, Tuấn đều nhận thấy rõ
những cuộc vận động giả tạo của chính sách thực dân Pháp. Nếu đòn chính
trị tâm lý ấy thành công được đôi phần mong manh trong các giới quan lại
và thanh niên lãng mạn, thì trái lại nó không có chút ảnh hưởng nào đối với
giới trí thức cách mạng, và quảng đại quần chúng.
Nói một cách khác, Bảo Ðại đã đóng rất đúng một vai trò “ Hoàng tử đẹp
giai “ở Tây mới về. Một thần tượng hợp thời nhất của các cô tiểu thư Hà
Nội mặc áo “ Lemur “ của báo Phong Hoá, cũng như các cô gái phong kiến
của núi Ngự, sông Hương, và của đám thanh niên quan lại và trác táng, sẵn
tiền sẵn địa vị, chỉ lo hưởng thụ ăn chơi.
Trái lại, vai trò lịch sử trên trường Chính trị của “Ðại Nam Hoàng đế “ con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.