TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 453

Việt Nam trong khỏang 15 năm đầu thế kỷ, từ 1915 đến 1930.
Nhưng trên lập trường chính trị, ông đã tỏ ra quá trung thành với “ Nhà
Nước Ðại Pháp “. Ông đã đem ngòi bút văn hoa của ông phụng sự chính
sách thực dân chống lại các phong trào ái quốc. Ông là một nhà trí thức
thông thái, một nhân tài hiếm có (mặc dầu ông là một người tự học -
autodidacte – không có một bằng cấp đại học nào cả), nhưng các nhà cách
mạng lão thành cũng như thanh niên, của phái Nho học cũng như Tây học,
đều coi ông như là một kẻ tôi tớ của người Pháp không hơn không kém.
Bảo Ðại không phải vì phục nhân tài mà triệu Phạm Quỳnh về Huế, làm
“Ðổng Lý Ðại thần “. Phạm Quỳnh không hẳn là người của Bảo Ðại. Ông
là người của Toàn Quyền Pierre Pasquier và của Khâm Sứ Yves Châtel.
Người Pháp rút kinh nghiệm ở Hai vị Hoàng đế trẻ tuổi Hàm Nghi và Duy
Tân, sợ rằng Bảo Ðại sẽ có thể chịu ảnh hưởng thầm kín cúa các đảng phái
cách mạng đang hoạt động lén lút khắp Bắc kỳ và Trung kỳ, và ngay ở
trong đám quan lại của Triều đình Huế. Bộ thuộc địa Pháp ở Paris cũng như
Phủ Toàn quyền Ðông Dương ở Hànội và toà Khâm sứ của Huế không tin
tưởng hoàn toàn nơi vị vua 19 tuổi ấy, chưa trưởng thành về chính trị và
thiếu kinh nghiệm trong nghệ thuật trị quốc, dù đây chỉ là một nghệ thuật “
tài tử “ (amateur).
Cho nên bên cạnh Bảo Ðại, người Pháp muốn để một kẻ thân tín của họ, và
kẻ ấy không thể ai hơn là Phạm Quỳnh. Tin đồn Phạm Quỳnh sẽ về Huế
làm quan, giới trí thức Hà Nội và Huế biết đã lâu rồi. Có hai luồng dư luận
đều không tốt cho nhà học giả của Nam Phong tạp chí. Ðám quan lại đã có
dòng dõi mấy đời làm quan ở Triều đình Huế, vì ganh ghét, chê Phạm
Quỳnh là một kẻ “bạch đinh“ được “ Nhà nước Bảo Hộ “ cân nhắc lên
ngang hàng với họ, và chắc chắn là sẽ còn lên cao hơn họ nữa. Trong đám
này, có Ngô Đình Diệm, con của cựu thần Ngô Ðình Khả, và đương thời
làm Tuần Vũ Phan Thiết, vừa được Bảo Ðại triệu về Kinh làm Thượng
Thư. Tư tưởng chống đối Phạm Quỳnh của gia đình họ Ngô chính là mầm
mống sự chống đối Bảo Ðại.
Luồng dư luận thứ hai cũng không có thiện cảm với nhà học giả Nam
phong, là ở trong các giới trí thức và cách mạng. Con người tài ba lỗi lạc,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.