TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 475

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Sửa chánh tả: ThanhVien

CHƯƠNG 51

1933-35

- Văn chương lãng mạn phát triển mạnh.
- Hai nguồn gốc :
o Tố-Tâm, ảnh hưởng lãng mạn của văn minh Pháp.
o Tuyết Hồng Lệ Sử, ảnh hưởng lãng mạn của văn minh Tàu.
- Thơ mới, do một ông già Quảng Nam và một cô Nữ sinh Saigon cổ động,
cả hai đều không phải là thi sĩ.

Năm 1933-34 , phong trào chính trị lắng xuống, thì trái lại, phong trào văn
nghệ đột ngột bùng lên, Tiểu thuyết Tố Tâm chịu ảnh hưởng của văn
chương lãng mạn Pháp, và tiểu thuyết Tuyết Hồng Lệ Sử, dịch chuyện lãng
mạn của Tàu, xuất bản trước đó mấy năm và đã hấp dẫn được một phần lớn
công chúng, hãy còn dư âm đẹp và hương vị nồng nàn trong các lớp người
của thế hệ 1935.
Văn thơ lãng mạn kế tiếp ra đời, khắp cả Bắc, Trung, Nam, nhưng mạnh
nhất ở Bắc. Tuấn được may mắn sống ở Hà Nội, theo dõi sát phong trào
qua các báo chí, và các hoạt động văn nghệ ở Hà Nội cũng như ở Huế và
Saigon.
Luôn luôn đứng trên phương diện khách quan, nhận xét sự kiện và phân
tách biến cố theo thực trạng của nó. Tuấn thấy văn nghệ lãng mạn sôi nổi ở
Saigon một lúc đầu, vào khoảng 1932-33, rôì dần dần dịu xuống để trở lại
bình thường, hầu như bị buông trôi theo nhịp sống vật chất ồ ạt rộn rịp
hàng ngày.
Có điều Tuấn ngạc nhiên nhất trong lãnh vực văn nghệ lãng mạn ấy, là
phong trào “ thơ mới “ ở Saigon được hăng hái khởi xướng bởi hai người
không phải là thi sĩ : một cụ Tú nhà Nho, người Trung kỳ, ông Phan Khôi,
chủ bút tờ “ Phụ Nữ Tân Văn“, có ít nhiều Tây học, chỉ thỉnh htoảng, lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.