TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 476

nào cao hứng, mới làm chơi một bài thơ thuộc loại trào phúng, và một nữ
sinh, cô Nguyễn thị Manh Manh, người Nam kỳ, con gái một ông Huyện
hàm về hưu, vừa thi đỗ diplôme ở trường Áo Tím (Collège de Filles
Annamites nay đổi tên là trường Gia Long). Cô Manh Manh không chuyên
làm thơ, cô không hề xuất bản một tập thơ nào cả, nhưng cô lại hăng hái
viết báo và diễn thuyết cổ xuý Thơ Mới. Không những riêng ở Saigon, cô
còn lại đi với ông Huyện Trị, thân phụ của cô, ra Hà Nôị để diễn thuyết về
“ Thơ Mới “. Hôm cô diễn thuyết ở hội AFIMA, Tuấn bị sốt rét nên không
đi nghe được, nhưng bạn của Tuấn đi khá đông, có về thuật lại cho Tuấn rõ
ràng cô nói trôi chảy, giọng Saigon nghe là lạ dễ thương. Về nội dung bài
diễn thuyết không có gì đặc sắc.
Người ta phê bình nhan sắc của cô nhiều hơn là bài diễn thuyết. Ðối với
người Hà Nôị, cái tên của cô đã là một sự lạ rồi, Nguyễn thị Manh Manh.
Sao lại đặt cái tên dị thường như thế ? Phải chăng cô muốn lấy tên một
giống chim ở Nam kỳ, con chim manh manh, bé nhỏ, có giọng hót líu lo
khả ái ?
Tại sao cô không thích để tên thật của cô là Nguyễn thị Kiêm mà đáng lẽ
phải viết là Nguyễn thị Kim ? Người cô thấp và mập, mặt tròn vo, đôi mắt
cũng tròn và to, tròng con ngươi đen nhánh, đầu để búi tóc như hầu hết các
thiếu nữ Saigon 1935. Cô Manh Manh xuất hiện trên nền trời Thơ Mới Việt
Nam như một ngôi sao chổi, chỉ thoảng qua rôì biến mất. Cô không để lại
một bài thơ nào có giá trị, dù là thơ cũ hay thơ mới.
Phan Khôi, trái lại, là một cụ già nổi tiếng từ lâu trong làng văn, làng báo
của ba Kỳ. Cụ thuộc về phái Nho học tân tiến, người tỉnh Quảng Nam, đã
đậu Tú tài Hán học, nhưng lại thích mặc Âu phục hơn là áo dài khăn đóng,
khác hẳn các ông Tú, ông Cử đồ Nho lúc bấy giờ. Cụ cũng thích nói tiếng
Tây vì cụ có tự học Pháp ngữ, và nổi tiếng về khoa lý luận. Cụ vẫn thường
tuyên bố với bạn bè rằng cụ thích ve vãn cô Logique Tây phương.
Tuấn được gặp cụ hai ba lần ở Hà Nội, trong toà báo “ Phụ Nữ Thời Ðàm “
mà cụ làm chủ bút. Cụ có cho Tuấn xem vài bài thơ của cụ, gọi là “ thơ mới
“, toàn một giọng trào phúng. Một lần cụ bảo với Tuấn :” Người ta cứ đổ
riệt cho tú Phan Khôi này là đề ra thơ mới. Thiệt là bá láp bá xàm. Tui có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.