ngồi gần các dãy ghế đầu để được nghe rõ, nhưng vẫn không nghe được gì
hết, vì diễn giả nói nhỏ quá, không cố gắng đáp đúng thính giác của cử tọa.
Đây là đại khái những cuộc diễn thuyết thích thú mà Tuấn đã đi nghe ở Hà
Nội lúc bấy giờ chưa có micro.
Lần này được dịp nói chuyện với công chúng trí thức ở Saigon tại hôị quán
SAMIPIC, Tuấn rút kinh nghiệm của các tiền bối, và cố gắng lấy hết gân
cốt để nói thật to.
Thế mà sau khi diễn thuyết, về nhà Trần Quốc Bửu còn chê là “ anh nói hơi
nhỏ nhiều người không nghe rõ “. Thành thật mà nói, hôm ấy Tuấn đã bắt
cuống họng làm việc quá sức, những gân cổ của Tuấn đã căng thẳng hết
mức để cho câu chuyện “ Phụ nữ Hà Nôị, Huế, Saigon “được trôi chảy êm
xuôi vào lổ tai của các ngươì đẹp xứ Ðồng Nai. "
Buổi nói chuyện được hoàn toàn mỹ mãn.Thính giả vỗ tay rất nhiều lần.
Tuấn tủm tỉm cười thấy nét mặt của mọi người đều vui tươi khoan khoái.
Tuấn kết luận :
- “ Thưa quý bà, quý cô, quý ông, trước khi từ giã quý vị, tôi xin gởi một
lời cảm tạ chân thành đến mỗi người trong quý vị. Tôi xin thú thật, lúc khởi
sự nói chuyện, tôi đã lo …
mất trang 316-317…
-Tôi đã nói trước với anh rằng nói xong là tôi trốn mà.
Bửu cho biết trong dãy ghế danh dự dành cho phụ nữ, có hai chị em Lê thị
Ẫn, và đông đủ các bà Giáo, cô Giáo. Ngày hôm sau, dân chúng Saigon,
Chợ lớn bàn tán không ngớt về bài diễn thuyết của Trần Tuấn phản đối
cuộc đua xe máy phụ nữ do báo Ðiện Tín tổ chức. Ðể tránh cuộc bút chiến
vô ích với các báo cộng sản và cuộc va chạm nặng nề cũng không ích gì
với bọn nhập cảng xe máy ở Saigon, trong bài diễn thuyết Tuấn không đá
động gì đến những động cơ chính trị và thương mãi đã thúc đẩy các báo
của phe tư bản tổ chức cuộc đua vụ lợi kia, và các báo Ðệ Tam quốc tế
hăng hái cổ võ cho cuộc đua. Tuấn chỉ nói đến những tai hại của một cuộc
đua xe máy đối với sức khoẻ của phụ nữ. Nhất là Tuấn phản đối cuộc đi xe
máy của cô gái 15 tuổi, Hồ thị L., thân hình ốm yếu, trên đường thuộc địa
nguy hiểm từ Saigon ra Hà Nội dài 17000 cây số.