Nguyễn Vỹ
Tuấn, chàng trai đất Việt
Sửa chánh tả: ThanhVien
CHƯƠNG 55
1937
- Phong trào “áo Lemur “ ở Hà Nội đang thịnh hành từ Bắc chí Nam
- “Ðoàn Kịch Bắc Kỳ “ của Claude Bourrin , ở đường Pellerin
- Ðạo Cao Ðài Tây Ninh .
- Phong trào cầu cơ ở Saigon và Bàn Ma ( Bàn ba chân ) ở Hà Nội
- Phạm Công Tắc .
- Hai tín đồ Cao đài Pháp : Abadie, Delagardo.
1932- Hà Nội : Phong trào phụ nữ đi bộ được gọi là “ phong trào tiểu thư đi
bộ “.
1936 – Saigon: “ phong trào phụ nữ đi xe máy “.
Cả hai đều bồng bột được một vài tháng , làm sôi nổi sư luận , rồi bỗng
dưng nguội lạnh . Ngọn lửa rơm đã tắt , chỉ còn lại một đống tro tàn , tan
biến trong cuộc sống gió bụi hằng ngày , không ai nhắc đến.
Chứng kiến cả bề mặt và bề trái của hai cuộc vận động ấy . Tuấn nghĩ rằng
nếu một ngày nào đó nổi lên phong trào phụ nữ lái xe camion chở hàng hoá
, hoặc phụ nữ lái xe ô tô buýt chở hành khách , hoặc phụ nữ lái máy bay đi
từ Hà Nôị , Saigon qua Hong Kong , Tokyo, Manilla , New York , Paris ,
London v.v…thì chừng đó Tuấn mới hãnh diện cho phụ nữ thật gọi là tân
tiến của Việt Nam .
Nhưng xét kỹ lại , Tuấn cho rằng “ bệnh ấu trĩ cuả tân thời “ không thể nào
tránh được đối với một xã hội vừa mới trong tình trạng cố cựu bước qua
giai đoạn tân tiến , do sự tiếp xúc với những yếu tố của một văn minh hoàn
toàn mới lạ .
Nhất là trong lúc một xã hội bị gọi là “ chậm tiến “ ( danh từ của thực dân
thường dùng là “ arrièré" ) , chưa chuẩn bị đầy đủ để đón nhận các hình
thức mới của nếp sống của tư tưởng , của quan niệm về nhân sinh , tập tục ,