Lénine cũng đã gọi “ la maladie enfantile du communisme “ ( bệnh ấu trĩ
của chủ nghĩa cộng sản ), những hăng hái quá trớn , sai lầm , của cộng sản
ở giai đoạn sơ khởi , chưa chuẩn bị đầy đủ , thiếu kinh nghiệm và ngoan cố
.
Xã hội Việt Nam trong khoảng 20 năm giữa đệ nhứt và đệ nhị thế chiến (
1919 – 1939 ) cũng ở trong tình trạng ấu trĩ của “ bệnh tân thời “ . Nó muốn
vươn mình theo kịp tiến bộ Tây phương , nhưng không đủ phương tiện ,
yếu tố , cho nên chỉ chuyển động quanh quẫn trong khung khổ mong manh
, của một xu hướng tân thời chưa có căn bản vững vàng , chưa có phương
hướng nhất định .
Những phong trào “ tiểu thư đi bộ “ , “ phụ nữ đua xe máy “ , “ khiêu vũ “ ,
“áo Lemur “ , v.v…đều là những biểu dương của chứng bịnh ấu trĩ đó , mà
phụ nữ "Annam “đã mắc phải trước nhất .
Các cô ả đào Khâm Thiên , Ngã Tư Sở , và các cô vũ nữ ở Rex , Fantasia ,
là những cô gái đầu tiên mặc áo “ Lemur “đi phất phơ những buổi chiều
lãng mạn trên bờ Hồ Hoàn Kiếm , đã gây ra phong trào ấy , và sau đó từ
một số đông các cô nữ sinh Hà Nội cho đến các con sen , chị ở , ở các tỉnh
đều đua nhau mặc áo “ Lemur".
Áo Lemur được thịnh hành nhất ở Hà Nội , và các tỉnh Bắc kỳ vài ba tỉnh
Trung kỳ . Ở Saigon và các tỉnh Nam kỳ các nhà may áo phụ nữ đã chế ra
vài kiểu áo giản dị hơn , thích hợp với xứ nóng .
Biết mục đích cuộc Nam du của Tuấn là quan sát tình hình văn hoá , xã hội,
chính trị của Saigon Lục tỉnh , một người bạn đưa Tuấn đến dự một buổi
tập dượt của “đoàn kịch Bắc kỳ “ do một kịch gia Pháp chuyên môn tên là
Claude Bourrin, sáng lập và điều khiển . Do sự giới thiệu trước của người
bạn ấy , Claude Bourrin có gởi giấy mời Tuấn đến xem , lúc 6 giờ chiều
chủ nhật , tại sân khấu của đoàn , ở đường Pellerin . Ðoàn kịch được biết
nhiều hơn bằng danh hiệu Pháp ngữ , Groupe théâtral Tonkinois, gồm độ
10 nam nữ kịch sĩ , trẻ tuổi , toàn người Bắc kỳ nhưng có gia đình ở Saigon
.
Tuấn rất cảm động được chủ nhân , Claude Bourrin đón tiếp niềm nở và
cho biết buổi tập dượt đặc biệt hôm nay là cốt để cho Tuấn xem , và mong