thăm.
Hiển chỉ cho Tuấn thấy rõ dụng cụ cơ bút, mà Hiển gọi bằng tiếng Tây là
Corbeille-à-bec. Khác hẳn cái “ cơ” mà Tuấn đã thấy thông dụng ở Hà Nội,
đây là một dụng cụ độc đáo do các vị tiền phong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ (
Cao Ðài ) đã chế tạo từ lúc ban đầu. Nó giống như một ống giác hơi lớn (
ventouse ), úp xuống, đan bằng tre và bồi giấy kín mít chung quanh, rỗng
ruột. Nơi miệng ống, có cột chặt một cây dài theo chiều ngang. Giữa cây,
ngay nơi trung tâm của miệng ống có đóng theo chiều dọc một cái que ngắn
và nhọn, giống như cái đanh 5 phân bằng gỗ hay bằng tre, mà người Cao
Ðài gọi bằng tiếng Pháp là cái bec. Mỗi khi cầu cơ ( trong Nam gọi là Cơ
Bút ), phải có hai người ngồi đồng, Cao Ðài gọi là Médiums (đồng tử ),
ngồi đối diện hai bên cây cơ, mỗi người nắm một đầu.
Người ta đặt giữa hai người ngồi đồng và ngay dưới cái cơ, một mâm rộng
lớn, đựng một lớp cát trắng, thật nhuyễn. Mỗi khi Hồn Ma hiện về ( ma đây
là nói chung tất cả những kẻ khuất mặt, khuất mày, kể cả Tiên, Thánh,
v.v…) nhập một lượt vào hai người ngôì đồng, thì tay họ bắt đầu chuyễn
động cùng một lúc, và truyền từ thông lực ( Fluide magnétique ) của họ vào
Cơ, chiếc cơ rung động và cái mỏ kim viết chữ trên mâm cát, theo chiều
của hai bàn tay Médiums hướng dẫn.
Ðấy, tất cả hệ thống cơ bút huyền bí của Ðạo Cao Ðài. Theo lời Hiển nói
với Tuấn thì cơ bút có thể viết chữ Việt, chữ Pháp, chữ Hán tuỳ theo trình
độ ngữ học của Hồn Ma nhập về. Muốn chứng tỏ sự thật không lừa bịp,
không gian dối của cơ bút, theo lời Hiển nói, người ta chọn Médiums trong
số những người ít học, miễn biết viết là được. Những lời giáo huấn của
đấng Cao Ðài truyền dạy cho các đệ tử, ý nghĩa thâm cao, hoặc những bài
thơ bằng Quốc ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ, do các Hồn Ma nhập về viết trên
mâm cát, qua từ lực ( fluide magnétique ) của hai bàn tay mediums, đều
không thể nào do chính hai người ít học này âm mưu đặt ra được.
Hiển có cho Tuấn xem một quyển tài liệu, đã in thành sách gồm nhiều bài
thơ Quốc ngữ bằng thể song thất lục bát của Hương hồn bà Ðoàn thị Ðiểm,
nhiều bài thơ Alexandrius của Vong linh Thi hào Pháp Victor Hugo tuyên
truyền giáo lý Cao Ðài, và mấy bài thơ Ðường của Lý Thái Bạch cũng cùng