- Ðược mùa không ?
- Lúa nhiều, nhưng thuế cũng nhiều . Còn anh, sống được chứ ?
- Luôn luôn không có xu dính túi .
- Sao anh không về quê tạm một thời gian ?
- Tôi còn trẻ, còn thích sống phiêu lưu .
Clémenti tóc đã bạc, gần 50 tuổi, vỗ vai Tuấn và mĩm cười :
- Thôi chào anh, thi sĩ ! Anh cứ đi con đường của anh . ( Allez, adieu, poète
! Faites votre chemin ! )
Tuấn nhớ mãi câu vĩnh biệt và nụ cười chán đời của ông Tây già . Từ hôm
đó, Tuấn không gặp ông Cựu chủ nhiệm báo L’ Argus Indochinois nữa .
Sau Tuấn nghe nói ông bị giết ở Thái Bình, năm 1945, với người vợ của
ông . Ðược tin, Tuấn buồn ghê . Tuấn phẫn uất không hiểu vì sao Amédée
Clémenti bị giết ? Tuy là người Pháp, nhưng suốt một đời làm báo của ông,
ông đã hy sinh tất cả để chống chánh sách đế quốc thực dân Pháp, chống áp
chế, nô lệ, bất công, triệt để bênh vực các cuộc vận động độc lập của người
Việt nam cách mạng . Yêu Nước, Việt Nam là quê hương của vợ ông, ông
là người bênh vực hăng hái nhất và can đảm nhất cho Nguyễn Thái Học,
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,
Nguyễn Ái Quốc .
Một tờ báo khác, nguyệt san, tập Revue Franco – Annamite ( Pháp Việt tạp
chí ) của ông Ernest Babut cũng đình bản . Ông này là người đảng Xã Hội
S.F.I.O. Pháp , đồng chí với Marius Moutet, Léon Blum, v.v… nhưng ông
vừa chống thực dân Pháp vừa lãnh tiền trợ cấp hàng tháng của Phủ Toàn
Quyền ( chính phủ thuộc địa của thực dân ) .
Ông đã gây được thiện cảm một phần nào của các giới cách mạng Việt
Nam, nhưng họ vẫn dè dặt đối với ông . Các nhà ái quốc cách mạng chân
chính đều biết rằng từ Léon Blum, Moutet, đến Babut, đảng Xã hôị Pháp
vẫn luôn luôn đi hàng hai, vừa bắt tay Cộng sản vừa bắt tay Tư bản, vừa
ủng hộ đế quốc thực dân vừa ủng hộ dân chúng thuộc địa .
Chính sách điển hình của Ðảng Xã hội Pháp được chứng minh rõ rệt nhất
khi Hồ Chí Minh nắm chính quyền ở Hà Nội và Marius Moutet làm Tổng
trưởng Pháp quốc Hải ngoại ( thuộc địa ) ở Paris - Một mặt Moutet ký tạm