quê lánh nạn “. Phong trào “ về quê lánh nạn “đang được thịnh hành ở Hà
Nội từ một tuần lễ đầu có chuyện rục rịch đánh nhau giữa Nhật và Pháp ở
Bắc Kỳ. Chỉ còn anh bếp ở lại giữ nhà. Lúc Tuấn đến, anh bếp từ dưới hầm
trú ẩn ở trong sân vừa chui ra, hỏi Tuấn :
- Hết báo động rồi sao, cậu Tuấn ?
- Hết từ nãy giờ. Chú không nghe à ?
- Sợ thấy mồ, còn nghe cái khỉ khô gì đâu !
- Ông Minh Phương đâu ?
- Ông ấy đem mẹ nó cả gia đình về lánh nạn rồi còn chó gì.
- Ông ấy đi lúc nào ? Chiều hôm qua chưa đi mà ?
- Còn mỗi một mình chú ở lại giữ nhà thôi à ?
- Thế mới cực bỏ mẹ.
- Cực cái gì ?
- Chứ cậu nghĩ xem : Hai ông bà lo đi về quê lánh nạn, bỏ tôi ở lại giữ nhà,
nhỡ bom ném xuống sập nhà thì làm thế nào ? Tôi phải dọn cất các đồ đạc
trong nhà, chả dám đi đâu cả !
- Không sao đâu, đừng lo.
- Cậu ở đâu ?
- Tôi vẫn ở phố Mã Mây.
- Thôi cậu dọn về ở đây với tôi cho vui, nhé ? Tôi thổi cơm cho cậu ăn. Ở
đây đánh cờ tướng chơi.
Tuấn cười :
- Giặc giã đến nơi, ở đó mà đánh cờ tướng !
- Nghĩ cho kỹ thì Nhật họ đánh Tây, chứ ăn thua gì An nam, phải không
cậu ? Tây phải phòng thủ Hà Nội.
- Ðất này là đất An nam chứ đất Tây à ? Nhật nó đánh Hà Nôị, thì nó làm
thịt chúng mình ! Còn Tây thì Nhật quét hết xuống hồ Hoàn Kiếm, thây kệ
chúng nó chứ.
- Ồ Thăng Long bất chiến tự nhiên thành, mà cậu !
- Nếu thế thì chú còn sợ cái quái gì ?
- Sợ máy bay Nhật ném bom thôi. Hôm nào Hà Nội bị ném bom thì tôi
cũng chuồn về quê lánh nạn. Còn cậu ?