- Tôi chả đi đâu cả.
Tiếng còi báo động lại rú lên rùng rợn.
- Thấy mẹ !
Chú bếp vừa kêu hoảng lên như thế vừa chui vội xuống hầm. Trong nháy
mắt chú biến mất tiêu. Tuấn do dự thấy chiếc thang dựng nơi vách tường,
Tuấn leo tuốt lên sân thượng để xem dân thành phố chạy đi trú ẩn lần nữa.
Khi nào máy bay Nhật đến, mình sẽ nằm sấp xuống sàn sân thượng để nghe
ngóng và ngóc đầu xem nó ném ở chỗ nào, và ném bom cách nào ….
Tuấn quyết không chạy trốn và ở tại chỗ để quan sát tường tận những giờ
phút bắt đầu biến chuyễn của Lịch Sử.
Thăng Long, 10 giờ sáng ngày 23/9/1940.
Tin Hải Phòng bị Nhật ném bom vừa được xác nhận, toàn thể dân chúng lo
sợ quân đội Nhật Hoàng đổ bộ lên Hải Phòng, chiến tranh sẽ xẩy ra giữa
quân Nhật và quân Pháp. Dư luận của người An nam rất phân vân, vì ít
người biết rõ thực lực của Nhật và cả của Pháp ở Bắc kỳ. Nếu Nhật đổ bộ
và chiếm Hải Phòng, thì họ sẽ lần lượt theo đường xe lửa kéo lên đánh
chiếm Hải Dương, Bắc Ninh, rồi tới Hà Nội. Thế nào rồi Hà Nội cũng bị
ném bom, và chắc chắn chiến tranh sẽ ác liệt, Bắc kỳ sắp biến thành bãi
chiến trường.
Nói đúng ra thì đại đa số người An nam không lo sợ cho xứ sở và cho thân
mình. Bàn tán với nhau về chiến cuộc đang bùng nổ, họ chỉ than thở bằng
một câu tục ngữ :” trâu bò húc nhau , ruồi muỗi chết “. Họ có cảm tưởng rõ
rệt là nếu Tây thua trận, thì Nhật sẽ chiếm cứ Hà Nội, Bắc kỳ, và người An
nam sẽ mặc nhiên phải thay chủ cũ, để làm nô lệ cho chủ mới. Thế thôi !.
Ý tưởng rất giản dị ấy thay thế cho tinh thần chiến đấu hầu như đã mất mát
khá nhiều, nơi đa số dân An nam sau nửa thế kỷ thế kỷ chịu đựng cuộc đô
hộ của Pháp. Dân chúng có khuynh hướng cầu an vì cái mặc cảm yếu hèn
của một thói quen làm nô lệ, cho nên họ tự coi mình như “ ruồi muỗi “,
trong cuộc xô xát giữa “ trâu bò “. Chính vì tâm trạng bạc nhược đó mà các
đảng phái cách mạng thường gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ đồng
chí, do sự lãnh đạm sợ sệt của số đông quần chúng.
Vả lại, nếu chiến tranh bùng nổ ở Ðông dương, thì chỉ có Nhật với Pháp