chính thức được qua chiếm đóng Hà Nội.
Theo những tin tức của anh đội khố đỏ đã nghe ngóng trong trại lính của
anh thì người Nhật đòi người Pháp phải để cho Nhật được quyền kiểm soát
đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Vân Nam. Vì người Nhật
nghi người Pháp đã dùng hai đường xe lửa nầy để tiếp tế khí giới cho
Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh.
Nhưng đó chỉ là một cái cớ để Nhật qua chiếm Bắc kỳ mà khỏi phảỉ chiến
tranh với Pháp. Cuộc ném bom ở Hải Phòng, và trận đánh chiếm Lạng Sơn
chỉ có mục đích làm áp lực Toàn quyền Catroux phải chấp nhận những yêu
sách của Nhật.
Trước sức mạnh hùng hổ của quân đội Nhật hoàng, tướng Catroux đã phải
buộc lòng nhượng bộ, và phái đoàn Nishihara được tiếp đón trọng thể tại
Phủ Toàn quyền.
Những yêu sách quân sự của Nhật đã được thỏa mãn, Nhật liền trả tỉnh
thành Lạng Sơn lại cho Pháp, và bỏ rơi nhóm Phục Quốc Quân Việt Nam
của Cường Ðể. Nhóm này không quá 300 người, bị quân Pháp tái chiếm
Lạng Sơn, đánh giết tơi tả, còn sống sót một số ít tàn quân phaỉ trốn tránh
trong rừng núi Quảng Tây, Quảng Ðông.
Tại Hà Nội, những người An nam thân Nhật trở lại tiếp tục hoạt động ráo
riết. Rất nhiều tin đồn được loan truyền trong dân chúng về việc tướng
Nhật Nishihara đến Phủ Toàn quyền. Người ta đồn rằng phái đoàn Nhật
gồm nhiều người An nam cách mạng ở Nhật lâu ngày, nói tiếng Nhật rất
thạo, lất tên Nhật và mặc quân phục Nhật.
Trong buổi tiệc do Ðại tướng Catroux, Toàn quyền Ðông dương thết đãi
phái đoàn Nhật, một viên Sĩ quan cao cấp Nhật không ngần ngại cho
Catroux biết ông là người Việt Nam, và y hỏi Catroux tại sao dám áp chế
và bạc đãi người An nam ?
Viên Toàn quyền trả lời bướng bỉnh sao đó, thì liền bị người An nam cải
trang làm Sĩ quan Nhật kia đánh hai bạt tai nẩy lửa. Toàn quyền Catroux
đành câm miệng, chịu đòn, không dám hó hé.
Những chuyện đồn đãi như thế rất nhiều, tuy là bịa đặt nhưng vẫn được dân
chúng tin là có thật. Rồi ít xít ra nhiều, những “ giai thoại ly kỳ quái gở tràn