máy điện, cầm đèn bạch lạp đi rọi xem hết các máy móc. Ông rất thắc mắc
không hiểu nguyên do vì sao máy không chạy. Ông lui cui gần một tiếng
đồng hồ, xem xét từng bộ phận không tìm ra máy hư chổ nào. Bổng nghe
tiếng Vua Duy-Tân đến. Bốn tên lính cận vệ cầm bốn đèn lồng theo hầu
Ngài. Vị Hoàng đế thiếu niên hỏi : "Ông Eberhart, ông không làm sao cho
máy chạy được ư ?... " Giáo sư lính quýnh đáp : "Tâu Bệ Ha... tôi chưa tìm
ra... chổ máy hỏng." Vua Duy-Tân mỉm cười : "Ông cho phép Trẩm tìm
giúp với ông nhé ? " Giáo sư Eberhart kính cẩn kêu lên : "Ơ, tâu bệ hạ, ngài
sẽ bị dầu mỡ dính nhớp tay Ngài... " "Không hề chi ", vua Duy-Tân đáp.
Thế rồi, trước cặp mắt kinh ngạc của ông giáo sư cử nhân khoa học, cậu
học trò hoàng đế 16 tuổi thò tay vào thùng nước, lấy ra một cái bù-lon, đem
gắn vào buồng máy, lấy kềm vặn chặt lại. Ngài tủm tỉm cười : "Trẩm tưởng
bây giờ máy có thể chạy được rồi " . Quả nhiên máy chạy... Và đèn điện
sáng rực trở lại.
Giai thoại trên kia, có chổ đáng ngờ, thực hư thế nào chúng ta không thể
nào minh xác được.Nhưng chắc chắn là đúng một phần nào, vì hai hôm,
sau đêm đèn điện vụt tắt trong dân chúng, khắp kinh đô Huế ai mà không
biết, và không ai là không tin.
Trần anh Tuấn ở trường Quốc học đã được các bạn cùng lớp kể chuyện ấy
trong giờ chơi ngoài sân trường, về nhà lại được thầy thông Vinh cũng
thuật lại đầu đuôi đúng y như thế, và còn... hay hơn thế nữa. Thầy kết luận :
Vua Duy-Tân thông minh lạ thường. Vua Duy-Tân học một biết mười,
Ngài thông hiểu cả máy điện, Ngài hiểu còn hơn Tây nữa ! Vua Duy-Tân
có kém gì Tây đâu !
Trần anh Tuấn lại lấy ra một quyển vở đưa thầy thông Vinh xem. Lần này,
chính Tuấn hãnh diện, là đã chép được một bài thơ bằng chữ Pháp, mà một
thầy trợ giáo ở lớp Nhất có cho học trò học, bảo tác giả chính là Vua Duy-
Tân.
Bài thơ nhan đề :
" Nocturne, sur la Rivière des Parfums ". Có thể dịch là "Hương Giang dạ
khúc".
Bài thơ có 20 câu, chép vừa một trang vở, tuyệt hay, tuyệt đẹp, đọc lên