Nếu Đường giải nguyên có thời gian có tể đến huyện Bảo Ứng, Dương
Châu du ngoạn một chuyến. Tại hạ nhất định sẽ tiếp đãi như thượng khách,
rượu ngon đối đãi, thoải mái giống như nhà mình.
Đường Bá Hổ nhướng mày, lần nữa khước từ nói:
- Ý tốt của Đoàn công tử ta xin nhận. Xin đừng tiếp tục gọi ta giải
nguyên nữa, Đường mỗ chỉ là một văn sĩ đáng buồn, làm biếng tại nơi núi
rừng này thôi. Gần đây còn liên quan đến Ninh Vương, phiền nhiễu không
thôi, không dám liên lụy đến công tử.
Đoàn Phi nói:
- Thế này vậy, tại hạ không bằng xưng hô ngài là Đường đại sư? Đường
đại sư tự hiệu Lục Như cư sĩ, vì sao vẫn gò bó như vậy? Ninh Vương chẳng
qua tôm tép mà thôi, Đường đại sư cần gì phải vì thế mà phiền não? Đến
phủ Đoàn mỗ, những chuyện thế tục thường ngày này tất có Đoàn mỗ xử
lý, Đường đại sư không cần lo nghĩ làm gì.
Đường Bá Hổ nghe vậy thì ngẩn ra, miệng nói thầm:
- Lục Như cư sĩ, Lục Như cư sĩ nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn
phai ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tạc như thị quan ( “Tất cả pháp hữu vi,
như giấc mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như sương mai, như ánh chớp,
chỉ nên nhìn nhận như vậy thôi” - đây là bài kệ nổi tiếng trong kinh Kim
cương, thường được gọi là bài kệ Lục Như). Hay cho một Lục Như cư sĩ!
Đoàn công tử từ đâu nghe được danh hiệu này?
Té ra Đường Bá Hổ không nghe rõ lời của Đường Phi, hoặc giả nghe
thấy tên Lục Như cư sĩ mà quên đi những lời khác. Đoàn Phi âm thầm lau
mồ hôi, cười nói:
- Là kẻ hèn này thuận miệng nói bừa thôi. Đường đại sư nếu thích, không
ngại lấy đó làm hiệu chứ?