B
Ba chân bốn cẳng – Đi rất vội, rất nhanh, hình như đi bằng ba chân
bốn cẳng vậy. Ý nói đi mau gấp hai ba lúc đi thường ngày.
Ba mặt một nhời – Hai người giao-ước với nhau và người làm chứng
cho lời giao ước ấy, vị chi là ba người. Ba người cùng biết chuyện cùng nói
một lời như nhau, tức là việc có thật, đủ tang chứng, không còn ai nuốt lời
được.
Bán anh em xa mua láng giềng gần – Anh em ở xa thì quên đi để
mua chuộc tình thân-mật của những người láng giềng gần cận nhà mình,
phòng những khi « tắt lửa tối đèn », tức là lúc đêm-hôm, gặp việc cần gấp,
thì nhờ láng giềng giúp đỡ.
Bảy mươi học bảy mốt – Người bảy mươi tuổi phải học kinh-nghiệm
của người bảy mươi mốt tuổi, vì hơn một tuổi là có thêm kinh-nghiệm một
năm. Câu này đại ý nói người nhiều tuổi thì biết việc đời nhiều hơn, người
ít tuổi bao giờ cũng thua kém. Cũng có nghĩa nữa là người ta tuổi nào cũng
cần phải học để biết thêm, chớ không nên tự-phụ là mình biết hết cả, không
cần phải học ai nữa, dù già nua tuổi tác mặc lòng.
Bắc cầu mà noi ai bắc cầu mà lội – Ai cũng bắc cầu để mình đi lên
cái cần đó mà qua chỗ lội, chớ không ai lại bắc cầu để rồi mình lại lội qua
chỗ lội bao giờ. Đó là nghĩa đen. Nghĩa bóng câu này có ý nói kẻ làm cha
mẹ, hoặc người trên đối-đãi với người trên mình như thế nào thì con cái
hay người dưới mình cũng sẽ đối-đãi với mình như thế. Vì làm như thế tức
cũng như là mình bắc cầu để người sau mình noi qua. Thí dụ mình đối đãi
với cha mẹ chẳng ra gì, thì sau này con cái cũng sẽ đối-đãi với mình không
ra gì.
Bắt cá hai tay – Hai tay đều thò xuống bắt cá, không phải là hai tay
định bắt một mà mỗi tay định bắt một con. Câu này thường dùng để chỉ