TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 1 - Trang 45

Đ

Đan không tầy dặm – Đan là lấy nan tre đan thành thúng, mủng,

nong, nia, các đồ dùng. Dặm là lấy nan tre gài vào những chỗ gẫy nan,
thủng lỗ của các đồ nan dùng lâu ngày. Dặm tức là vá lại các đồ đan vậy.
Đan không tầy dặm là đan không bằng dặm, (cũng như may dễ hơn vá) đại
ý nói làm lần đầu dễ hơn làm lại lần thứ hai. Câu này thường nói lầm ra làm
« đan không tầy dậm ». Và cũng thường dùng theo nghĩa là lời nói đi thì
nhẹ, lời nói lại thì nặng.

Đan lỗi hóa miếng trám – Đáng lẽ đan mắt vuông, đan lỗi thành ra

mắt phên hóa hình miếng trám coi lại đẹp hơn mắt vuông. Ý nói làm hỏng
mà lại hóa hay, gặp việc rủi mà không ngờ lại hóa ra may mắn.

Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng giầu –

Giếng khơi thì sâu lắm, cơi giầu thì nông choèn choèn. Câu này đại ý nói
đàn ông dù nông nổi nhưng cũng vẫn sâu sắc hơn đàn bà (nông nổi như
giếng khơi) đàn bà dù thâm thiểm nhưng cũng vẫn chi nông-nổi như cái cơi
đựng giầu, ý nói đàn-bà bao giờ cũng nông nổi nhẹ dạ.

Đang yên đang lành đọc canh phải tội – Đang yên lành vô sự, thầy

đón sư về tụng kinh (canh tức kinh đọc trạnh ra) thì lại hóa ra phải tội với
Thần, Phật, và tốn nhiều tiền. Câu này nghĩa bóng là : tự dưng mua việc
hóa lôi-thôi vào mình.

Đâm lao phải theo lao – Lao là thứ võ khí làm bằng tre, nửa phạt

nhọn ở đầu. Dùng võ khí này, người ta cầm lao, thẳng tay ném về phía
trước, và đã ném như thế thì người phải theo cái lao. Xem lao có trúng đích
không. Đó là nghĩa đen. Nghĩa bóng, câu ấy nghĩa là đã làm việc gì thì phải
theo đuổi việc ấy, bất luận rằng, lợi hay hại.

Đánh trống lảng – Trong các cuộc tế thần, thánh, các tế-viên (tục gọi

quan viên) khi tiến rượu (tiến tước) vào cung, thì đi khoan thai từng bước
theo điệu nhạc, (chuông trống sáo nhị)… du-dương nhịp-nhàng. Khi ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.