Đau lại đã, ngã lại dậy – Đau tức là ốm đau, đã tức là đỡ, khỏi. Đau
lại đã nghĩa là đau ốm rồi lại khỏi cũng như ngã rồi lại trở dậy. Câu này đại
ý nói không nên ngã lòng, qua cơn đau ốm rồi lại khỏe, ngã xong lại dậy,
qua phen thất bại đến lúc thành công.
Đầu ráo áo ướt – Đầu dãi nắng tóc khô se đi. Người dãi nắng mồ-hôi
nhễ-nhại ướt cả áo, ý nói người làm lụng vất vả khó nhọc.
Đầu tay may xưa – Đầu tay là thứ gì tay làm ra lần đầu tiên, may xưa
chính là may sơ nghĩa là cái may đầu tiên, cái may sơ-thủy, sơ đọc trạch ra
làm xưa. Đầu tay may xưa ý nói thứ gì mới làm ra, hoặc mới đem bán lần
đầu, mà được người ta mua cho một cách dễ-dàng thì đó là cái may đầu
tiên.
Đầu tắt mặt tối – Ý nói vội vàng, lắm việc quá ; đầu tắt là tóc không
thở được và mặt mũi thì tối tăm lại vì công việc bộn-bề. Có người cho là
câu này nói sai, chính phải nói « đầu tấp mặt tới » nghĩa là đầu mặt cứ tới-
tấp bận-rộn vì công-việc hay là công-việc tới-tấp ngập đầu ngập mặt.
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy – Bụt thì mặc áo cà-
sa, mà người ta cho là mặc áo bằng giấy. Mình đi với bụt thì phải bắt chước
Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma thì phải bắt chước ma mặc áo giấy, như thế thì
bụt hay ma mới tin mình là người cùng bọn. Câu này ý nói ăn ở phải tùy
theo hoàn-cảnh.
Đứng núi này trông núi nọ – Đứng núi này chưa cho núi này là cao
lại đi nhìn sang núi khác cho là cao hơn núi mình đang đứng. Câu này riễu
thói tham thanh, chuộng lạ, chóng chán cái cũ.
Đơm đó ngọn tre – Đó là đồ dùng đánh cá hình thon dài, miệng có cái
hom, cá chui vào được nhưng không chui ra được. Đơm đó người ta phải
đơm ở chỗ có giòng nước chảy, cá tép theo giòng nước mà chui vào. Đầu
này, lại đi đơm đó ở ngọn tre, thì làm chi có cá ! Câu này riễu người chờ
đợi, mong mỏi một việc chắc chắn không bao giờ được, như đơm đó ngọn
tre đời nào được cá !