Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng – Ăn một bát cháo, như cháo
lòng, trong các cuộc ăn uống ở nhà quê đun nấu không được cẩn-thận có
khi phải chạy ba quãng đồng, vì đau bụng tháo dạ. Ý nói ăn uống chả bõ
thêm ốm đau. Cũng có người giảng : được ăn một bát cháo, thì phải đi mất
những ba quãng đồng, ý nói miếng-ăn chả bù với sự đi lại khó nhọc.
Ăn một miếng tiếng muôn đời – Tiếng là mang tiếng, tức bị tiếng
chê. Ăn uống ở nơi không đáng ăn uống, thì ăn một miếng bị thiên hạ chê
cười mãi mãi. Đại ý câu này muốn khuyên ta nên biết ăn uống tùy lúc thì
nơi, không nên gặp đâu ăn đấy.
Ăn nắm xôi dẻo nhớ nẻo đường đi – Ăn nắm xôi thấy xôi dẻo liền
nhớ ngay nẻo đường lầy-lội, bùn đất dẻo như xôi, là nẻo đường người làm
ruộng vẫn phải đi, để cấy lúa, gặt lúa. Đại ý câu này khuyên người ta khi ăn
bát cơm nắm xôi nên nhớ đến công-lao khó nhọc của người làm ruộng, đã
làm ra cơm gạo ta ăn.
Ăn như hùm đổ đó – Hùm tức là con hổ, con cọp. Hùm đói thường
hay ra chỗ dòng nưóc chẩy, đổ đó trộm của người đơm đó mà ăn. Đổ đó
trộm như vậy tất phải vội-vàng hấp-tấp, bao nhiêu cá tép trong đó đổ tổng
cả vào miệng một lúc, thong thả chậm chạp e bị người ta bắt gặp. Người ta
thường mượn câu này để nói người ăn mau và ăn khỏe quá.
Ăn như mỏ khoét – Mỏ khoét tức là cái mỏ khoan, khoét gỗ lem lém,
suốt ngày. Ăn như mỏ khoét là ăn nhanh và ăn lem-lém suốt ngày ; người ta
thường dùng câu này để chê người hay ăn quà ăn vặt.
Ăn như rồng cuốn nói như rồng leo làm như mèo mửa – Mèo mửa
thì ậm-ọe mãi mới mửa, và mửa lây-nhây mỗi nơi một ít, chứ không gọn
một chỗ. Ăn thì mau chóng như rồng cuốn, nói thì khôn khéo đẹp đẽ như
rồng leo mà làm thì bẩn-thỉu nhơ-nhớp, lây-nhây kéo rê ra như mèo mửa.
Câu này đại ý chê người làm không kịp với cách ăn nói.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Có người trồng cây, thì rồi mới ra quả.
Vậy khi ăn quả nên nhớ đến công kẻ đã trồng cây. Câu này khuyên ta nên