làm tiệc để được một chỗ ngồi ở ngoài đình làng ; có người vì thế mà phải
bán cả nhà đất. Cho nên có câu « bán chỗ nằm mua chỗ ngồi » ; chỗ nằm
tức là nơi nhà ở. Chỗ ngồi tức là gốc chiếu nơi đình trung.
Bán gia-tài mua danh-phận – Theo Sử thì vào cuối đời Trần và cuối
đời Lê, có lệ bán phẩm-hàm, người có tiền mua được hư-danh cho là vinh-
dự. Đến đời Lê-Mạt, chúa Trịnh-Cương đặt lệ : quan từ tứ phẩm trở xuống
ai nộp 600 quan thì được thăng lên một trật. Những người chân trắng ai nộp
2.800 quan thì được bổ tri-phủ, 1.800 thì được bổ tri-huyện. Danh phận có
thể mua như thế, nên nhiều người bán cả cơ nghiệp để mua lấy chức quan.
Vì vậy có câu tục-ngữ trên. Gần đây tại các thôn quê, người ta cũng đua
nhau bỏ tiền ra mua nhiêu mua xã, dành góc góc chiếu chốn đình trung.
Câu tục-ngữ ghi một tình-trạng xã-hội và nêu thói chuộng hư-danh của
người nước ta. Người ta thường mượn câu này để bênh-vực cho cái thói
ham danh-phận.
Bất học vô thuật – Câu này toàn chữ Hán, nghĩa là : không học thì
không có trí-thuật, không học thì không biết cách làm mọi việc. Đại-ý câu
này khuyên người ta phải học thì mới biết đường làm. (Học ở sách vở, học
ở người xưa, học ở người xung quanh mình, coi người ta làm, bắt chước
người ta mà làm, đều là học).
Bầu-dục chấm nước cáy – Bầu-dục là món ăn ngon và bổ nhất trong
thân-thể con lợn. Nước cáy là thứ nước mắm làm bằng con cáy, một thứ cua
miền bể chân có lông tơ. Nước cáy nặng mùi, sắc đen, là một thứ nước
mắm xấu không ngon. Bầu dục mà đem chấm nước cáy thì phí mất cả chất
của bầu-dục. Đại ý câu này nói người thô-kệch không biết cách ăn uống, có
miếng ngon không biết đường ăn. Người ta thường nói lầm ra làm : dùi đục
chấm nước cáy.
Bảy mươi chưa đui chưa què chớ khoe rằng lành – Bảy mươi là bảy
mươi tuổi. Đui là mù. Lành là nguyên-lành, thân-thể không có tàn-tật. Khi
người ta tuổi đã bảy mươi rồi mà chưa bị mù mắt què chân, thì cũng chớ
nên khoe rằng mình nguyên-lành không bị tàn-tật. Đại-ý câu này khuyên