TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 2 - Trang 43

Buôn tàu buôn vã chẳng đã hà-tiện Buôn tầu là buôn bằng tầu

thủy, ý nói buôn to. Buôn vã là buôn bằng đường bộ. Chẳng đã là chẳng đỡ.
Câu này nghĩa là buôn to bán lớn cũng không đỡ túng nghèo được bằng hà-
tiện, đại ý khuyên người ta không nên hoang-phí.

Bụng làm dạ chịuBụng với dạ cùng là một. Bụng làm dạ chịu

nghĩa là mình làm thì mình chịu ; câu này đại ý nói làm việc gì thì mình
phải chịu trách-nhiệm việc ấy, không còn đổ tội cho ai được.

Bụng trâu làm sao bụng bò làm vậy – Bụng bò cũng giống bụng

trâu, vì trâu bò thuộc cùng một loại. Người ta thường mượn câu này để nói
người ta bụng dạ ai cũng như nhau, cũng có những nguyện vọng mong
muốn như nhau, cũng có những ý tốt ý xấu như nhau.

Bụt nhà không thiêng đi cầu Thích-Ca ngoài đường – Nước ta cũng

có Bụt như các ông Khổng minh, Từ-đạo Hạnh… nhưng ngưòi ta không
sùng-bái bằng phật Thích-ca ở bên Ấn-độ cho nên có câu đó. Cũng có
người giảng : Bụt nhà đây tức cha mẹ ở nhà, cha mẹ sinh ra con, nuôi nấng
dậy dỗ, gây dựng, làm nên hạnh-phúc cho con không khác gì Bụt sống. Vậy
mà kẻ làm con thường không thờ cha mẹ cho hết lòng lại đi tin sùng lễ bái
Bụt ở đâu đâu (ngoài đường) ; đại ý câu này chê những kẻ không biết thờ
kính cha mẹ, mà chỉ biết tin lễ bái để cầu phúc.

Bút sa gà chết – Ngày xưa ở nhà quê, động có việc làm giấy tờ gì,

như văn tự, văn khế, khai báo… là người ta phải giết gà để khoản đãi người
làm giúp giấy tờ. Cho nên có câu « bút sa gà chết ». Bút sa là bút rỏ mực
xuống giấy, tức là viết giấy tờ. Cũng có người cho nói thế là sai. Và bảo
phải nói thế này : Bút sa là chết, nghĩa là : hễ hạ bút xuống ký tên vào giấy
tờ là chết, không gỡ tội được nữa. Hiểu như thế có vẻ cầu kỳ và không hợp
lý, vì có phải hạ bút ký tên là bao giờ cũng chết đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.