Đ
Đa ngôn đa quá – Nói nhiều thì lỗi nhiều. Bởi vì nói nhiều, thế nào
cũng có câu lỡ lời không phải. Câu này khuyên người ta nên ít nói và thận
trọng lời nói.
Đã khôn mà không ngoan – Khôn tức là thông-minh tài trí hơn
người. Ngoan tức là ngoan-ngoãn nết na, ăn ở biết điều. Đã khôn mà không
ngoan là có trí khôn nhưng ăn ở lại không khéo. Câu này thường dùng để
chỉ người làm việc đã tinh-khôn nhưng không được khéo-léo, chu-đáo nên
hỏng việc. Đại ý câu này muốn nói khôn và khéo phải đi đôi với nhau thì
việc mới thành-công.
Đánh cho chết cái nết không chừa – Nết tức là tính-nết, luyện thành
thói quen từ thủa nhỏ, khi lớn lên nó thành như tính tự-nhiên do trời sinh
ra, nên người ta vẫn gọi là Thiên-tính tức tính trời. Khi tính-nết đã thành
như thiên-tính thì khó lòng mà sửa chữa được, dù đánh đến chết, thì tính
nào cũng vẫn giữ nết ấy. Đại ý câu này cũng gần như ý nghĩa câu ngạn-ngữ
Pháp : Đuổi tính tự nhiên đi, nó sẽ trở lại ngay (chassez le naturel, il revient
au galop). Câu này có ý khuyên người ta nên luyện tính nết tốt từ thủa còn
thơ ấu.
Đánh trống bỏ dùi – Dùi là cái dùi dùng để đánh trống làm bằng gỗ
hay bằng tre hình tròn dài như chiếc đũa lớn. Đánh trống bỏ dùi là đánh
trống xong, bỏ dùi đó, khỏng cất đi một nơi cẩn-thận, để lần sau lại dùng
đánh trống, ý nói chỉ cất làm xong lần, không nghĩ gì đến việc sau. Người
ta thường dùng câu này để chê người xướng lên một việc gì hoặc bắt đầu
dúng tay vào một việc gì, ban đầu hăng hái, rồi sau bỏ vẳng đi, không chú ý
gì tới nữa, y như người đánh xong hồi trống rồi vất dùi đi.
Đầy tớ xét công vợ chồng xét nhân nghĩa – Câu này có thể giảng
theo mấy nghĩa khác nhau : 1) Chủ nhà thì nên xét công lao cho đầy tớ, vợ
chồng nên xét điều nhân nghĩa cho nhau. 2) Đầy tớ đi làm cho người ta thì