vào túi người Tàu tất cả. Để tiền bạc lọt cả vào túi người Tàu như vậy có
khác gì gánh vàng đi đổ sông Ngô ?
Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng – Một thưng (tức như đấu hay bơ) gạo
đã đánh đổ xuống đất, bốc lên thế nào cũng không đầy được thưng, vì còn
có hột rơi vãi mất mát. Nghĩa bóng câu này có ý nói việc đã lỡ ra, chữa lại
thế nào, cũng không tốt đẹp được y nguyên như trưóc.
Gậy đám đánh đám – Đám đây là đám đánh nhau. Gậy đám là gậy
lượm được trong đám đánh nhau. Gậy đám đánh đám là lấy cái gậy lượm
được trong đám dánh nhau dùng để đánh nhau ngay trong đám đánh nhau
đó. Nghĩa bóng, câu này nghĩa là : 1) Dùng tiền của người khác để làm lợi
cho mình. 2) Dùng tiền kiếm được bằng cách ám-muội để chạy chọt che
đậy việc ám-muội mình đã làm. 3) Dùng ngay số tiền đã lấy của người ta
đề lo việc chống lại hay kiện cáo, đánh đổ người ta.
Gậy ông đập lưng ông – Chính cái gậy mình dùng để đánh người lại
đánh ngay vào lưng mình. Người ta thường mượn câu này để nói : 1) Chính
luật pháp mình đặt ra lại trừng phạt mình. 2) Chính công việc mình khởi
xướng ra lại hại đến quyền-lợi mình. 3) Chính sức mạnh do mình gây ra lại
đánh lại mình. 4) Chính việc mình làm để định hại kẻ khác, lại làm hại
ngay mình.
Gần lửa rát mặt – Ngồi gần đống lửa thì nóng nghe rát cả mặt. Nghĩa
bóng là ở gần người trên thì lúc nào cũng phải giữ-gìn không được phóng-
túng tự-do. Câu này bộc-lộ cái tâm-lý của kẻ thích phóng-túng, sợ kỷ luật,
qui-củ.
Góp gió thành bão – Nhiều cơn gió nhỏ cùng thổi một lúc tự nhiên
thành trận bão. Câu này nêu cao sức mạnh của sự hợp-quân và giá trị của
sự đồng-tâm hợp lực.
Già kén kẹn hom – Già kén là kén kỹ quá, kén nhiều quá. Kẹn hom là
dơ xương hom ra, ý nói già yếu gầy guộc, dơ xương. Già kén kẹn hom là
kén chọn kỹ quá (đây là kén chồng) thì người già mất. Người ta thường
dùng câu này theo nghĩa bóng, để nói rằng ở đời nếu cứ so-sánh lựa chọn