TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 2 - Trang 95

O

Oan oan tương báo – Tương báo là cái nọ báo lẫn cái kia. Oan oan

tương báo nghĩa là cái oan này báo lại cái oan kia, cái oan kia bù đắp cái
oan khác. Oan nghĩa là không đáng tội mà bị tội, không đáng chết mà bị
người ta giết chết. Người làm tội oan người ta, người giết oan người khác,
thường bị người ta oán-thù và sau sẽ lại gặp phải những điều oan khổ như
thế. Nên người ta cho là oan oan tương báo, lẽ đời rất công-bằng. Câu này
ngụ ý khuyên người ta hành-động, ăn-ở phải giữ gìn dè-dặt, vì làm lành gặp
lành, làm ác gặp ác, người ta không sao tránh khỏi ảnh-hưởng các công
việc mình làm.

Ông chẳng bà chuộc – « Chẳng-chuộc » là tiếng kêu của con chẫu-

chàng hay chẫu chuộc là một giống ếch nhỏ. Chẫu chàng đã kêu thì thường
hằng chục con cùng kêu một lúc, con nọ đua con kia, thi nhau kêu « chẳng
chuộc » xôn xao hỗn độn nghe điếc cả tai. Người ta ví cái cảnh Gia-đình,
vợ nói câu này chồng nói câu khác, mỗi người một ý trái ngược nhau, thành
ra to tiếng làm mất sự hòa-thuận, với cái cảnh chẫu-chuộc kêu hỗn-độn.
Cho nên có câu « ông chẳng bà chuộc » ý nói ông bà cũng kêu như chẫu-
chuộc, chả ai chịu nghe ai.

Ông nói gà, bà nói vịt – Ông đang nói chuyện về gà, bà nghe không

ra, lại đi nói chuyện về vịt. Người ta thường dùng câu này để nói sự nghe
lầm, hiểu lầm hoặc nói câu chuyện không ăn khớp nhau.

Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường chán vạn kẻ dòn hơn taDòn

tiếng cổ, nghĩa là xinh, đẹp như đen dòn là đen mà đẹp. Ở nhà chỉ có mẹ và
con, nên người ta thường cho mẹ là đẹp nhất rồi nhì đến con. Đến khi ra
đường – tức ra ngoài xã-hội, – thì mới nhận thấy không biết bao nhiêu là
người đẹp hơn mẹ con nhà mình. Câu này đại ý riễu những kẻ cậy thế cậy
thần, cho mình là nhất ở một địa-phương nào đó, và cũng là lời chế-riễu
những kẻ mới được một vài người khen, đã vội tự kiêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.