TUỔI 17 - Trang 60

- Đủ rồi! Ngồi xuống. Tôi cho em điểm bốn, - Cô Marina Leopoldovna

nói bằng tiếng Đức.

Nina tròn xoe mắt, tay đặt lên ngực, thở phào nhẹ nhõm.
- Rita Krưlova! - Cô giáo gọi và đi nhanh về phía cuối lớp. Trong nháy

mắt, tờ giấy mà các bạn đang cố nhịn cười và chuyền cho nhau xem, vừa
đến chỗ Nadia đã nằm gọn trong tay cô giáo.

Cô giáo đi nhanh về bàn, liếc nhìn người học sinh đang đỏ mặt vì xấu hổ,

quay sang nói với Rita bằng tiếng Đức.

- Em hãy viết cho tôi câu phức không có liên từ...
Rita quay lưng lại và sau một phút, trong sự im lặng tuyệt đối, tiếng phấn

ấn xuống bảng kêu kin kít. Marina Leopoldovna ngồi xuống và đặt trước
mặt tờ giấy vừa tịch thu được.

Đó là một bức biếm họa. Một người đàn ông quá gầy gò, cao lênh khênh

với khuôn mặt dữ tợn đang vung gậy chỉ vào ba cô gái đang quỳ dưới đất.
Trên chiếc gậy có đề: “Tự giáo dục”. Thoạt nhìn cô Marina đã nhận ra ngay
thầy giáo mới. Ai đã vẽ thật là giống. Trông ba cô gái rất dễ nhận ra là
Catia Ivanova, Jenia Smirnova và Tamara Krapchenco.

- Nadia, thế này nghĩa là thế nào? - Cô Marina Leopoldovna hỏi bằng

tiếng Nga.

Nadia đứng dậy, mắt nhìn xuống đất, im lặng.
- Chị trả lời ngay! Thế nghĩa là thế nào?
- Thưa cô... đó là... bực biếm họa thân thiện ạ.
- Thế bức biếm họa này thì có dính dáng gì đến giờ Đức văn?
Nadia nhướn lông mày và nháy mắt lia lịa vì ngạc nhiên.
- Sao lại tiếng Đức ạ?... Thưa cô, em có nói gì dính dáng đến tiếng Đức

đâu ạ.

- Thôi đi, chị đừng có giả vờ không hiểu nữa!
Đối với những học sinh cũ, cô Marina Leopoldovna vẫn gọi là “em” và

gọi tên để tỏ sự thân mật. Đối với các em mới vào trường học sau chiến
tranh thì cô gọi bằng chị và gọi họ. Cô giáo biết Nadia Erefeeva từ hồi học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.