chung có thể có nhiều lợi ích, nhưng việc tiến gần đến hôn nhân không hẳn
nằm trong số đó. Điều này đặc biệt đúng vào thời điểm mà những năm
tháng tuổi 20 thường được mời chào là giai đoạn để vui chơi.
“Vậy điều gì xảy ra tiếp theo?” tôi hỏi.
“Một hay hai năm sau khi sống chung, tôi bắt đầu tự hỏi chúng tôi đang làm
gì.”
“Một năm? Hay hai năm? Chính xác là bao nhiêu?” tôi chất vấn.
“Tôi không biết…” Jennifer trả lời.
“Vậy là thời gian cũng trượt đi nốt,” tôi nói.
“Ồ, chính xác. Mọi thứ về nó đều mờ nhạt. Sự mờ nhạt đó cuối cùng đã trở
thành phần khó chịu nhất. Tôi thấy mình như đang tham gia một cuộc thử
vai để làm vợ anh ấy, một cuộc thử vai kéo dài hàng năm trời và không bao
giờ chấm dứt. Điều đó khiến tôi cảm thấy bấp bênh. Có quá nhiều giằng co
và tranh cãi. Tôi chưa từng cảm thấy anh ấy thật sự gắn kết trong mối quan
hệ này. Giờ đây tôi vẫn không cảm nhận được điều đó.”
Những nỗi sợ của Jennifer có lẽ có cơ sở. Để hiểu được vì sao, ta cần biết
rằng hiệu ứng sống thử về bản chất là tiền đính hôn, tiền cam kết, chứ
không phải là hiệu ứng sống thử tiền hôn nhân. Những cặp đôi sống chung
với nhau trước hôn nhân nhưng sau khi đính hôn, những người gắn kết cuộc
đời với nhau sau khi đưa ra một quyết định cam kết rõ ràng và có công bố,
sẽ ít có khả năng bị căng thẳng hay khúc mắc hơn sau khi kết hôn so với
những cặp đôi không sống thử trước hôn nhân. Họ không bị ảnh hưởng bởi
hiệu ứng sống thử.
Những cặp đôi sống cùng nhau trước khi cam kết với đối phương một cách
rõ ràng chính là những người có nhiều nguy cơ đối mặt với vấn đề giao tiếp
yếu kém giữa hai người hơn, mức độ cam kết thấp hơn của cả hai trong mối