TUỔI 20 - NHỮNG NĂM THÁNG QUYẾT ĐỊNH CUỘC ĐỜI BẠN - Trang 105

Vậy đâu là nhân tố chịu trách nhiệm cho hiệu ứng sống thử? Tại sao lý
thuyết “thử-trước-khi-mua” lại không đảm bảo một mối quan hệ hạnh
phúc? Nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng vấn đề nằm ở chính bản chất
của sống thử.

Trượt vào, thay vì quyết định

Jennifer và tôi đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của cô ấy “Điều
này đã xảy ra như thế nào?”

Qua nhiều buổi trị liệu, chúng tôi bàn về việc cô và Carter đã chuyển từ hẹn
hò sang sống với nhau ra sao. Câu trả lời của cô nhất quán với kết quả của
các nghiên cứu rằng hầu hết các cặp đôi trả lời việc đó “đến một cách tự
nhiên”, Jennifer nói, “sống chung dễ dàng hơn. Chúng tôi phải trả tiền thuê
hai căn hộ nhưng lại thường xuyên ngủ lại nhà nhau. Tôi luôn bỏ quên thứ
gì đó cần thiết cho công việc tại một trong hai căn hộ. Chúng tôi rất thích ở
bên nhau, vì vậy sống chung sẽ rẻ hơn và tiện hơn. Sống chung là một
quyết định nhanh gọn, nhưng nếu không ổn thì cũng có một lối thoát nhanh
gọn.”

Jennifer đang nói về cái gọi là “trượt vào, thay vì quyết định.” Chuyển từ
hẹn hò sang ngủ lại nhà nhau rồi ngủ lại nhà nhau nhiều lần và cuối cùng là
sống chung có thể xem như một hành trình leo dốc từ từ, dù đỉnh dốc không
được đánh dấu bằng nhẫn, lễ cưới hay thậm chí là một cuộc trò chuyện nào.
Các cặp đôi thường né tránh phải thảo luận lý do vì sao họ muốn sống
chung và điều đó có nghĩa gì.

Khi các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi này cho những người trong độ tuổi 20,
phụ nữ thường cho biết là họ muốn tiến gần hơn đến tình yêu, trong khi đàn
ông lại nói họ sẽ dễ dàng quan hệ tình dục hơn. Hai người trong cùng mối
quan hệ nhưng lại có ý định riêng và không nói ra – thậm chí không nhận ra
– đối với việc sống chung không phải là chuyện hiếm. Nhưng cả đàn ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.