tự đưa ra quyết định của mình đều hạnh phúc hơn những người còn đang
đạp nước, cậu tự làm mình bối rối. Điều này rất dễ mắc phải.
Ian dành thời gian bên những người không quyết đoán. Tại cửa hàng xe đạp
mà cậu làm việc, bạn bè cậu quả quyết rằng cậu chưa cần ra quyết định vội
– “Chúng tôi cũng vậy mà!” họ hào hứng. Trong giờ làm, họ bàn bạc rất
nhiều về việc không bao giờ ổn định và phản bội bản thân, nhưng họ lại ổn
định với tình trạng bán thất nghiệp và phản bội tương lai của chính mình.
Tôi ngờ rằng Ian đang ở văn phòng của tôi vì bằng cách nào đó cậu biết
rằng những cuộc trò chuyện kia đầy những lời dối trá không chủ đích.
Khi Ian tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên về cuộc đời mất phương hướng
của mình, cậu lại phải nghe những lời nói dối khác. Cha mẹ cậu nói, “Con
là tuyệt nhất! Không có điều gì là không thể!” Họ nhắc cho cậu nhớ rằng
cậu có thể làm mọi thứ một khi đã quyết tâm. Họ không hiểu rằng sự
khuyến khích thiếu rõ ràng này chẳng có ích gì. Nó không mang đến sự can
đảm mà là sự bối rối.
Những người trong độ tuổi 20 như Ian được nuôi lớn bằng những mệnh
lệnh mơ hồ – “Hãy theo đuổi những giấc mơ của mình!”, “Hãy vươn đến
những vì sao!” – nhưng thường họ không biết làm thế nào để làm được
những điều đó. Họ không biết làm thế nào để đạt được những gì mình
muốn, hoặc thậm chí họ cũng chẳng biết mình muốn gì. Như Ian nói, gần
như tuyệt vọng, “Mẹ tôi nói với tôi và tất cả mọi người nghĩ rằng tôi tuyệt
vời đến thế nào và bà tự hào về tôi ra sao. Tôi chỉ muốn nói: ‘ Vì cái gì cơ
chứ? Chính xác thì điểm mạnh của con là gì?’”
Thay vì mù quáng tin vào lời khen của mẹ, từ lâu Ian đã cảm thấy những lời
của bà quá chung chung và không có nhiều ý nghĩa. Cậu cảm thấy bị lừa –
và có lý do để chứng minh cho suy nghĩ đó. Cuộc sống không phải là vô
hạn và Ian cũng vậy. Những người ở độ tuổi 20 thường nói họ ước mình có
ít lựa chọn hơn, nhưng tại thời điểm này, Ian không có nhiều lựa chọn như