Cuộc sống tùy chỉnh
Chấp nhận cuộc sống với những mảnh rời rạc là một trải nghiệm về sự tự
do của người trưởng thành, tuy nhiên những mảnh rời rạc này cần phải
dính chặt ở đâu đó, hy vọng là ở một nơi có thể cho phép chúng phát triển
và tồn tại.
— Richard Sennett, nhà xã hội học
Danh tính của một người không nằm ở hành vi của người đó… mà là ở khả
năng kéo dài một câu chuyện nhất định.
— Anthony Giddens, nhà xã hội học
Các buổi gặp với Ian không tiến triển suôn sẻ. Giống như những người
trong độ tuổi 20 khác khi hứa làm bất kỳ điều gì, Ian lưỡng lự khi đối mặt
với hiện tại. Một cuộc sống đầy những khả năng vô tận khiến cậu cảm thấy
như một gánh nặng choáng ngợp và khó định hướng, nhưng cũng là một ảo
tưởng tự do. Khái niệm “bất kỳ điều gì” nghe có vẻ vô tận và thú vị, trong
khi trái lại, thiết kế kỹ thuật số nghe có vẻ hạn chế và nhàm chán. Khi
chúng tôi bàn về việc hướng đến nghề thiết kế kỹ thuật số, Ian ngần ngại.
Cậu không muốn “nhận một công việc văn phòng và làm việc từ 9 giờ sáng
đến 5 giờ chiều hàng ngày như tất cả mọi người.”
Ian đang âm thầm tìm kiếm danh vọng. Cậu không chịu nhiều áp lực từ tính
chuyên chế của những lời khuyên nên làm gì bằng những lời khuyên không
nên làm gì. Cuộc đời của cậu không dành để đạt các điểm A hay thậm chí là
nhu cầu nhận ra tiềm năng của mình, ít nhất không phải theo lối thông
thường. Tính rập khuôn không phù hợp với cậu. Cuộc tìm kiếm của Ian là
cám dỗ của sự khác biệt, vì vậy cậu cho thấy cái được gọi là triệu chứng
chung của tuổi trẻ: “sợ hãi phải rập khuôn.” Nếu chọn một công việc, cậu sẽ