có vẻ quá phức tạp lại ám chỉ sự thiếu tổ chức bên trong, điều mà nhà tuyển
dụng không muốn.
Tôi hỏi Ian xem cậu đã nói gì về bản thân vào lần gần đây nhất cậu gửi hồ
sơ ngành thiết kế cho chương trình trực tiếp. Cậu nói rằng đã viết gì đó về
việc thức cả đêm hồi trung học để thiết kế cuốn kỷ yếu của lớp. Ian nói rằng
bài luận của cậu là “Chống chủ nghĩa hiện đại và thể hiện sự thông thái”
nhưng cậu gặp khó khăn khi giải thích cho tôi. Tôi đề nghị cậu thử lại một
thứ gì đó mạch lạc và thông minh, một câu chuyện có bố cục rõ ràng hơn.
Ian phản đối ý tưởng này, hình dung ra một bài luận nhàm chán rập khuôn
theo lý lịch của cậu. Vấn đề là bởi dù các trường học và công ty cần tính
độc đáo và sáng tạo, nhưng họ còn cần phương thức giao tiếp và lý lẽ của ta
hơn.
Dù bạn nộp đơn vào công ty hay trường học nào, cũng sẽ có một cuộc đấu
trí diễn ra. Nhà tuyển dụng muốn nghe một câu chuyện hợp lý về quá khứ,
hiện tại và tương lai. Những gì bạn từng làm có liên quan như thế nào đến
những gì mà hiện bạn đang muốn làm và làm thế nào để điều đó đưa bạn
đến với ước mơ của mình? Mọi người đều nhận ra rằng phần lớn ứng viên
không thật sự biết sự nghiệp của mình sẽ như thế nào. Thậm chí, những
người cho rằng họ biết cũng thường thay đổi suy nghĩ của mình.
Như một giám đốc nhân sự từng nói với tôi, “Tôi không mong đợi người ta
nói rằng ước mơ của họ là làm việc ở đây mãi mãi. Tôi nghi ngờ điều đó.
Không ai biết được 5 năm sau họ sẽ ở đâu. Tuy nhiên, gánh nặng của các
ứng viên cho thấy rằng làm việc ở đây có ý nghĩa nhiều hơn việc họ chỉ
muốn có một công việc, hay tòa nhà này cách nơi họ sống có hai tòa nhà.”
Cuộc sống không cần phải theo một đường thẳng, nhưng như giám đốc này
nói, nó cần phải có ý nghĩa.
“Ian, cậu lại như vậy rồi,” tôi nói. “Cậu đang làm rối câu chuyện của mình
vì cậu không muốn gắn bó với bất kỳ điều gì, chứ chẳng nói đến việc điều