TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 203

cảnh bần cùng. Khổ sở nhất là người già cô đơn. Trong dịch vụ cứu tế xã hội,
phụ nữ góa bụa, đông hơn nhiều so với đàn ông góa vợ, chiếm từ 70 đến 80% số
người thiếu thốn về kinh tế. Theo một cuộc điều tra của Quỹ liên nghiệp (Caisse
interprofessionnelle) vùng Alpes về 6.234 người nghỉ hưu từ tuổi 50

[119]

đến 94,

thì thu nhập bình quân hàng tháng là 280 phrăng đối với một người độc thân và
380 phrăng đối với một cặp vợ chồng, trong lúc một số người nghỉ hưu làm
những công việc nho nhỏ. 1/5 trong số họ chỉ thu nhập được 200 phrăng. Thậm
chí 15% không mua báo, vì quá đắt.

Con cái rất ít khi giúp đỡ bố mẹ: 2/3 số người già không nhận được một

khoản giúp đỡ nào. Có khi họ truy tố con cái trước tòa án để được trợ cấp về
lương thực; nhưng dù có thắng kiện, họ vẫn thường không được nhận. Những
bậc cha mẹ già càng đau khổ về sự thiếu thốn này khi người ta cho rằng con cái
có khả năng nuôi dưỡng họ nên họ không được hưởng cứu tế xã hội. Đây cũng
là một tình hình gây công phẫn: người ta không tính đến chuyện con cái thực sự
cho họ cái gì, mà chỉ tính đến chuyện chúng nó có thể cho họ những gì.

Một trường hợp điển hình được nêu lên trong tờ Nhật báo chủ nhật ngày 17

tháng mười một năm 1868 dưới tiêu đề: “Sống cô đơn ở Paris vào tuổi 75, với
317 phrăng hàng tháng

[120]

”. Bà R. vốn là người phục vụ và rửa chén bát ở

khách sạn. Bà thôi việc lúc 68 tuổi vì công việc quá nặng nhọc. Những người
chủ cũ cũng không đăng ký cho bà ở Bảo hiểm xã hội, và bà chỉ có 180 phrăng
tiền hưu trí mỗi quý. Bà trụ được trong bốn năm nhờ các khoản tiền tiết kiệm.
Sau đó, thất vọng phải sống với 60 phrăng mỗi tháng, trong khi ngồi ở quảng
trường Vosges, bà than thở với một bà ngồi cạnh. Bà này khuyên bà đi gặp cơ
quan Bảo hiểm xã hội. Nhờ truy lĩnh tiền hưu, bà được 870 phrăng mỗi quý và
80 phrăng trợ cấp nhà ở. Bà ở dưới mái một khách sạn ở Marais: ba bậc của một
cầu thang rất hẹp, không gaz cũng không điện: bà thắp sáng và sưởi ấm bằng
dầu lửa. Giếng nước ở dưới đáy một hốc tường được nâng cao lên thêm một bậc
tam cấp; khi không còn thật khỏe mạnh nữa, thì từ đó đi xuống với một chiếc xô
trên tay, quả là một trò nhào lộn. Nhà vệ sinh ở phía cuối đằng kia khu nhà: phải
bước xuống nửa cầu thang, lên lại một cầu thang khác, và leo thêm mười lăm
bậc tam cấp dốc đứng nữa: “Đây là cơn ác mộng của tôi - bà R. than thở - Mùa
đông, đôi khi, không đứng vững, tôi phải dựa vào tường, tự hỏi mình không biết
có xuống trở lại được không”. Mỗi quý, bà trả 150 phrăng tiền nhà. “Đó là điều
chủ yếu vì những người bên cạnh muốn chiếm căn phòng của tôi và tìm cách
đẩy tôi vào dưỡng đường. Nhưng tôi thà chết còn hơn”. Bà còn lại 240 phrăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.