khăn. Trong phần lớn trường hợp, nơi ở không thích hợp với khả năng người cao
tuổi: tình trạng thiếu nước, thiếu điều kiện sưởi ấm, thiếu thang máy khiến
những cơ thể yếu đuối hết sức mệt mỏi, kiệt sức. Cứ hai người thì có một người
là chủ sở hữu: công trình thống kê nói trên bao gồm cả những người ở nông
thôn, nên mới có một tỷ lệ cao như vậy. Một số là người thuê nhà, những người
khác được ở không hay ở chung với nhau.
Vấn đề nhà ở gắn liền với vấn đề cô đơn. Ở Mỹ, 2/3 người già sống với vợ;
16,2% sống độc thân; 3,5% sống ở nhà dưỡng lão; chỉ 1/3 phụ nữ còn có chồng,
1/3 sống một mình, một số khá đông sống với con cái; 4,3% sống ở nhà dưỡng
lão. Ở Pháp 35% người già sống với chồng hay vợ; 30% sống độc thân: trong số
này, chủ yếu là phụ nữ; 9% sống với bạn bè, một người anh em trai hay một chị
em gái. Theo một báo cáo năm 1968 về người nghỉ hưu của hai ngành Xây dựng
và Công chính, 43% trong số họ có gia đình ở gần; 23% số gia đình ở tương đối
gần; 25% số gia đình ở xa; 9% hoàn toàn cách biệt. Tần số quan hệ trực tiếp phụ
thuộc vào vị trí xa, gần.
Những con số này không mấy soi sáng tầm quan trọng thực sự của các mối
quan hệ gia đình hay bạn bè: những cuộc điều tra về vấn đề này đưa lại những
kết quả thường trái ngược nhau và có thể bàn cãi. Ở Milan, 10% số đàn ông và
13% phụ nữ được hỏi trả lời là “rất cô đơn”; 20% đàn ông và 22% phụ nữ bảo là
“đôi khi cô đơn”; cảm giác cô đơn tăng lên theo tuổi tác. Ở Californie, 57%
những người được hỏi trả lời là “rất cô đơn” trong số những người không cùng
sống với chồng hay vợ, và 16% những người sống cặp đôi trả lời như vậy.
Những cuộc điều tra này diễn ra đặc biệt nhiều ở Anh. Những cuộc điều tra
của Townsend, Young và Willmot, J.M. Mogey, E. Bott chỉ ra rằng gia đình,
theo nghĩa rộng nhất, có vai trò lớn với tư cách đơn vị quan hệ xã hội và tương
trợ lẫn nhau, nhất là gia đình bên ngoại mà hạt nhân bao gồm bà, các con gái và
các cháu gái. Còn đàn ông thì đến tiệm cà phê, đi phố với bạn bè. “Đàn ông thì
có bạn, còn đàn bà thì có họ hàng”. Cuộc điều tra năm 1957 của Townsend ở
Bitnan Grin, phía đông Luân Đôn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong số
người già được hỏi, 5% trả lời là “rất cô đơn”, 25%, “thỉnh thoảng cô đơn”,
70%, “không cô đơn”. Theo ông, ít người già thật sự cô đơn; một vài người có
tới 13 người họ hàng anh em sống trong những vùng lân cận; đặc biệt là có một
hay hai con ở cách bố mẹ dưới một dặm; các bậc ông bà ở Bitmn Grin - nhất là
bà - chăm sóc đều đặn các cháu; các cụ bà đưa chúng tới trường, dẫn chúng đi
dạo chơi, trông coi chúng, cho chúng ăn. 3/4 số người được hỏi mỗi ngày gặp ít