Nhiều thanh niên nông thôn bỏ ra thành phố và vì vậy, ở nông thôn, có những
thôn xóm, thậm chí những làng mạc chỉ còn có người già ở và cày bừa theo
những phương pháp lạc hậu và đau buồn vì nỗi cô đơn. Nếu trái lại, ông bố hay
bà mẹ ở trong nhà con cái thì có thể bị ngược đãi hay không được chăm sóc.
Dẫu sao, họ cũng đau khổ về hoàn cảnh bị tùy thuộc. Họ cảm thấy bị những
người khác trong gia đình bóc lột hay ngược đãi. Và ngược lại, sự có mặt của họ
quấy nhiễu quan hệ của các cặp vợ chồng: nguồn gốc của nhiều vụ ly dị là tình
trạng ở chung này. Một số xã hội nông thôn chọn công thức “sự thân mật xa
cách”. Ở các vùng nông thôn Thụy Sĩ, Đức, Áo, cặp vợ chồng già rời khỏi ngôi
nhà của gia đình để đến ở một “căn nhà nhỏ” cạnh ngôi nhà lớn, nhưng độc lập.
Có những vùng nông thôn của Pháp cũng theo những tập tục tương tự. Vào
khoảng tuổi 60, ông bố giao công việc làm ăn cho các con trai và đến sinh sống
trong một căn nhà trong làng. Ông tiếp tục quan tâm tới đất đai, tham gia lao
động, cho các con những lời khuyên bảo. Theo một cuộc điều tra ở Vienne năm
1962 về hơn 1.000 người già, người già thích lối “thân mật xa cách” hơn là
chung sống hay sống cô đơn.
Ở thành phố thì vấn đề được đặt ra theo kiểu khác. Ở Pháp, vấn đề ấy rất đáng
lo ngại, vì có tình trạng khủng hoảng phổ biến về nhà ở, tài sản bất động sản cũ
kỹ, nhịp độ xây dựng chậm chạp; chủ yếu, người ta xây dựng những khu chung
cư lớn mà tiền thuê nhà vượt quá khả năng tài chính của những người có khó
khăn về kinh tế. Những người này được hưởng trợ cấp về nhà ở nếu ở một căn
hộ không có trang bị nội thất và tiền thuê không quá 190 phrăng mỗi tháng. Chủ
nhà nào không muốn cho người già thuê thì chỉ việc đòi 200 phrăng, thế là
người già không được trợ cấp đành không thể nào thuê được
. Hành vi này
rất phổ biến ở Nice, nơi có nhiều người nghỉ hưu. Một nhà xã hội học từng nói
đâu đâu người già cũng phải “chui rúc vào những túp nhà ổ chuột”. Một cuộc
điều tra cho biết mặc dù mơ ước một ngôi nhà nhỏ ở miền Nam nước Pháp,
phần lớn người nghỉ hưu đều giữ lại nơi ở cũ. 68% các cặp vợ chồng ít nhất
cũng có hai buồng và một căn bếp; nhưng đó là những nơi ở cũ kỹ, rách nát,
không có nước, không có lò sưởi, và thậm chí mất vệ sinh. Theo một cuộc điều
tra của C.N.R.O.
bao gồm 1.800.000 người tham gia và 340.000 người được
hưởng trợ cấp, chỉ có 15,5% người nghỉ hưu của ngành xây dựng có đủ cả nước,
gaz, điện, vòi hoa sen và nhà vệ sinh trong nhà. 34% người già ở dưới mái nhà
không có thang máy và phải leo bộ từ 4 đến 6 tầng. Đôi khi căn buồng trở nên
quá rộng sau khi con cái không cùng ở nữa và công việc bảo dưỡng nó khó