TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 211

State - hoạt động một cách treo giò. Những người mạnh, những người có tổ chức
được bảo hộ, bảo đảm, trợ giúp, chứ không phải người yếu. Những người cần
chăm sóc nhiều nhất về y tế lại ít được chăm sóc nhất. Cảnh cô đơn làm đời
sống của họ thêm cay cực. Lớp trẻ, lớp slum ra đường, lập thành băng nhóm.
Người già sống ru rú trong nhà, và ở xứ sở này, nơi khoảng cách và nhịp sống
không cho phép họ gặp gỡ nhau, nơi người ta giao tiếp với nhau chủ yếu bằng
điện thoại, năm triệu người lại không có phương tiện ấy. Bác sĩ Linden, ở Trung
tâm Y tế Philadelphie, viết: “Trong số những yếu tố góp phần nhiều nhất vào
quá trình phát triển các vấn đề cảm xúc của các công dân cao tuổi của chúng ta,
cần tính đến hiện tượng bị cách ly họ phải chịu về mặt xã hội, sự thu hẹp phạm
vi bạn bè, nỗi cô đơn khủng khiếp, sự giảm sút và mất đi lòng tôn trọng con
người và cảm giác chán chường đối với chính bản thân họ”.

Harrington từng kết luận là chỉ một xã hội giàu có mới có đến nhiều người già

như vậy, nhưng xã hội ấy lại khước từ đối với họ những thành quả của sự dồi
dào. Nó chỉ để cho họ “sống sót dật dờ”, và không có gì hơn.

Vấn đề nhà ở của người cao tuổi được đặt ra một cách gay gắt, do tế bào gia

đình bị tan vỡ, xã hội đô thị hóa, và người già không có của nả. Nước Anh được
đô thị hóa đến 80%; Đức, 70%; Mỹ, 65%; Nhật Bản, Canada, 60%; Pháp, 58%.
Gia đình kiểu gia trưởng tồn tại ở Nhật vì truyền thống vững chãi; ở Tây Đức,
nhiều bậc cha mẹ sống cùng con cái, vì thiếu nhà ở. Ở Mỹ, 25,9% người già
sống với con cái, trong số đó 22,6% với tư cách chủ gia đình, 3,3% trong gia
đình những cặp vợ chồng trẻ. Ở Pháp, 24% người già sống với con cái, nhất là ở
nông thôn: chỉ ở nông thôn, đôi khi người ta bắt gặp bốn thế hệ chung sống dưới
cùng một mái nhà. Giải pháp này có những cái lợi: bớt tốn kém; đảm bảo sự tiếp
xúc giữa các thế hệ; các cặp vợ chồng trẻ được bố mẹ giúp đỡ. Nhưng cũng có
những bất lợi lớn. Trong trường hợp nhà cửa và ruộng đất thuộc về ông bố -
trường hợp rất phổ biến hiện nay ở Pháp - ông không chịu áp dụng phương pháp
hiện đại, và con cái khó chịu đựng quyền lực của ông. Trong công trình nghiên
cứu về xã Plodmet

[122]

, Morin nhấn mạnh tình hình xung đột giữa các thế hệ.

“Xung đột dữ dội xảy ra giữa những người tráng niên và ông bố trong khi họ
chung sống và cùng nhau lao động”. Một người thợ lợp nhà 28 tuổi nói: “Chúng
tôi muốn hiện đại hóa, nhưng luôn luôn đụng phải các ông già”. Người con trai
sốt ruột chờ ông bố trao quyền cho tới tuổi 30 hay 35, trong mười năm trời đằng
đẵng. Người già bực mình phàn nàn về lớp trẻ: “Chúng nói những điều người ta
chưa bao giờ nghe nói tới, chúng muốn bỏ qua chúng ta”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.