Đặc biệt là bởi Masters và Johnson, năm 1966: Phản ứng tình dục.
Sản phẩm của các tuyến nội tiết.
Proust nhận xét: “Bản thân thời gian có thể được tính đếm nhanh hay chậm tùy theo một số người”.
Sự tồn tại thứ bệnh này gợi lên sự có mặt của một tác nhân làm già đi xa lạ nhưng thật sự rõ rệt. Phải
chăng nếu phát hiện ra được, người ta có thể ngăn chặn, hoặc chí ít, làm chậm lại một cách đáng kể, ảnh
hưởng của nó?
Tôi sẽ nghiên cứu trường hợp này ở phần sau, khi xem xét cuộc sống của người già nói chung.
Evans Pritchard phản bác cách lý giải của Frazer. Theo ông, quốc gia được chia thành hai miền, miền
Nam và miền Bắc; ở mỗi miền, có một dòng vua và nhà vua được chọn lần lượt ở mỗi miền. Vua là hiện
thân của ông tổ tập hợp quyền lợi của những bộ phận xưa kia của quốc gia. Trái lại, trong khái niệm giết
vua, biểu lộ sự phân chia xã hội. Nó có nghĩa là nếu một tai họa xảy tới cho đất nước, người ta cho là vì
quyền lực nhà vua giảm sút và người ta khuyến khích một ông hoàng thuộc dòng kia nổi dậy chống lại ông
ta. Thực tế, những cuộc nổi dậy xảy ra khi xuất hiện một tai họa, và nhà vua chết bất đắc kỳ tử.
Dân tộc Dinka, khoảng 900.000 người, sống ở phía nam Soudan.
Mơ ước một thời đại hoàng kim trong đó loài người thoát khỏi cái chết, người Bambara già định
cuộc sống là một sự quay trở lại vĩnh hằng từ tuổi già đến tuổi thơ. Người già trèo lên một thân cây linh
thiêng và tự rạch động mạch, rồi trở xuống đất, trong người hết cả máu. Thanh niên vặt lông và đánh đập
họ, họ bất tỉnh nhân sự và trở thành những đứa trẻ lên bảy.
Ranh giới giữa ma thuật và tôn giáo có phần không vững chãi. Cả hai đều cho là mình chế ngự được
các lực lượng thiên nhiên. Theo Mauss, tôn giáo bao giờ cũng chỉ sử dụng chúng vì lợi ích của tập thể; ma
thuật thường có một khuôn khổ xã hội nhưng cũng có thể làm xoay chuyển các quyền lực tự nhiên có lợi
cho cá nhân có thể nắm bắt chúng. Theo Lévi - Strauss, tôn giáo nhân bản hóa (humanisation) các quy luật
tự nhiên, còn ma thuật tự nhiên hóa (naturalisation) hành vi con người. Mọi ma thuật đều bao hàm một chút
xíu tôn giáo.
Trong một công trình tổng hợp xuất bản năm 1945 - Vai trò người có tuổi ở xã hội nguyên thủy -
Simmons chỉ ra rằng trên 39 bộ tộc được nghiên cứu về điểm này, thái độ không chăm sóc và bỏ mặc người
già, thông thường xảy ra ở 18 bộ tộc, chẳng những ở các bộ tộc du canh du cư mà cả ở những bộ tộc định
cư.
Người ta rất ít biết cuộc sống hiện tại của người nguyên thủy ở Sibérie.
Những bài ký nói về tập tục này đều có trước 1900.
Đó là tên ngọn núi, nơi người ta bỏ lại người già: ngọn núi thông.
Theo lời kể của Dumezil trong Huyền thoại và anh hùng ca.