TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 245

[49]

Đây là điều kỳ lạ, vì đối với người Cổ đại, mùa thu là mùa phong túc: Pomifer autommus.

[50]

Lucien thuộc về thế giới Cổ đại. Là người hoài nghi, hài hước, phi tôn giáo, ông một mực chế giễu

đạo Cơ đốc.

[51]

Do thuộc cả thị tộc của bố lẫn thị tộc nhà chồng, bà ta có thể phó thác cho cả hai. Khi nhận của hồi

môn của bố, bà ta hoàn toàn độc lập về kinh tế. Có mặt ở gia đình, điều khiển công việc lao động của nô lệ,

bà ta giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc giáo dục con cái.

[52]

Chính lão nói: “Tôi là người, và không có gì dính dáng đến con người là xa lạ đối với tôi”; nhưng

chính lão muốn thọc mũi vào công việc của người hàng xóm khiến lão tò mò.

[53]

Cuộc cải cách này nhằm phân phối ruộng đất trong nội bộ giới dân sự La Mã.

[54]

Cuộc cải cách này nhằm phân phối ruộng đất cho người Italia bằng cách công nhận cho họ quyền

công dân thành phố (droit de cité).

[55]

Caecilius, tác giả hài kịch, mất năm 166 trước CN, viết: “Ôi tuổi già, khi không mang theo mi một tai

họa nào khác, thì ngày mi đến chỉ là một sự thiếu sót”.

[56]

Cho tới khi liên lụy tới vụ mưu phản của Pison, ông bị xử tử hình.

[57]

Ông lấy lại của Hippocrate một đề tài sau đó được khai thác một cách vô tận cho tới ngày nay.

[58]

Victor Hugo từng lấy cảm hứng từ những câu thơ này. Đề tài ấy xuất hiện một cách bột phát trong

văn thơ của nhiều nhà văn.

[59]

Chúng ta đã bắt gặp đề tài này ở các nhà thơ Hy Lạp.

[60]

Trong Ion, có một người nô lệ già; nhưng ông đã nuôi dưỡng nữ nhân vật là Créuse và được nàng coi

như cha đẻ. Ông là hiện thân của một sự nối tiếp của gia đình. Ông là người tâm tình, vị cố vấn, người thực

hiện các ý đồ của Créuse. Ông không có đời sống riêng, nhưng có vị trí quan trọng do tầm quan trọng của

nàng công chúa mà ông hết lòng tận tụy phục vụ.

[61]

Sinh ở Cactagiơ năm 560, mất năm 636.

[62]

Thủ cấp của bá tước.

[63]

Lúc 96 tuổi, ông từ chối ngôi vua đế chế Đông La Mã và mất năm 97 tuổi với chức thống lĩnh.

[64]

Ông ta 76 tuổi và bị chém đầu.

[65]

Theo chỗ tôi biết, Masaccio vẽ hình Chúa ở Florence; trên trần nhà thờ Sixtine, Michel - Ange vẽ

Chúa vừa với một bộ râu trắng vừa với những cơ bắp lực sĩ, vì Chúa là đấng Tạo hóa toàn năng. Những họa

sĩ khác như Titien, le Tintoret, Filippino Lippi ở La Mã, Cranach cũng vẽ Chúa trong Vườn Thượng uyển

(Le Jardin d’Eden): đó là một ông già rậm râu, còn tráng kiện. Raphael vẽ Chúa đến với Moise trong bụi

cây quả lửa (buisson-ardent). Cosimo và Rosselli và hai ba người khác vẽ ông trong đám mây.

[66]

Điều thú vị cần nêu lên là ở phương Đông, Thích Ca, người cứu nhân loại, trải qua tất cả các lớp tuổi

của cuộc đời và đạt tới tuyệt đỉnh hoàn mỹ ở lớp tuổi cuối cùng: ông tịch lúc 80 tuổi. Ở phương Tây, Chúa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.