đột giữa các thế hệ. Nền văn minh xa xưa nhất chúng ta được biết là nền văn
minh vùng Xumer và Akkat. Theo nền văn minh này, thoạt đầu có Apsou, thần
nước, và Tiamet, nữ thần biển. Từ cặp vợ chồng thần này, ra đời Moummou
(làm nhiễu loạn sóng biển), rồi Lahmou và Yahamou, hai vị thần này kết hợp với
nhau tạo thành Anshar, trời, và Kishar, đất. Anshar và Kishar sinh ra Anou, Bel-
Mardouk, Ea và những thần khác trên mặt đất và dưới âm phủ. Những vị thần
trẻ này do hiếu động quấy rối sự yên tĩnh của thần gia Apsou, và thần than vãn
với Tiamet: hai vị thần này âm mưu tiêu diệt hậu duệ của họ. Nhưng Ea bắt
được Apsou và Moummou. Tiamet liền đẻ ra những con rắn khổng lồ và vô số
yêu quái, trao quyền chỉ huy chúng cho Quingou, một trong những vị thần đã
được nữ thần liên kết. Những vị thần khác tôn Mardouk lên làm vua; Mardouk
thách đấu và giết chết Tiamet
. Sau đó, thần tổ chức Thế giới và tạo ra loài
người. Chúng ta bắt gặp một câu chuyện tương tự ở người Phénicie, theo những
bản ghi chép của Ras-Shamas. Vào cuối thế kỷ I sau C.N., Philon de Byblos
truyền lại cho chúng ta một tiếng vang về những tín ngưỡng này. Ông kể lại
Kronos đã gây thương tích như thế nào cho thân phụ là Epigéios, người về sau
lấy tên là Ouranos.
Bức tranh này phù hợp bởi bức tranh chúng ta bắt gặp trong nhiều tôn giáo.
Đối với người Hy Lạp, Ouranos cũng không phải là một thực thể trừu tượng đơn
thuần: thần xuất hiện chẳng những như là một người có sức thụ thai lớn, mà còn
như là một người cha trái luân thường và phá hoại. Xảy ra một cuộc tranh chấp
giữa các thế hệ và kết cục là thắng lợi của thế hệ trẻ. Huyền thoại này chịu ảnh
hưởng của huyền thoại người Phénicie, người ta muốn biết nó tương ứng với
hiện thực nào. Người ta tìm thấy trong lịch sử văn học Hy Lạp nhiều tiếng vang
về những cuộc xung đột giữa các lớp trẻ và người già, giữa con trai và cha. Liệu
có tình hình ấy vào những thời kỳ hình thành các huyền thoại không? Có nên giả
định là người già vốn có một ảnh hưởng nhưng về sau bị tước đoạt không? Hay
lớp người trẻ nắm thực quyền đã lấy lại và làm phong phú những huyền thoại
xác minh ưu thế của họ? Chúng ta không có điều kiện chọn lựa giữa những giả
thuyết này. Chúng ta đành xem xét những dữ kiện có được, trong lĩnh vực huyền
thoại và lĩnh vực sự kiện.
Theo Hésiode, trước tiên có Chaos, rồi Gaia và Éros. Gaia “sinh ra một thực
thể lớn bằng chính bản thân mình, có thể che lấp mình hoàn toàn, là Ouranos”.
Từ vòng tay ôm ấp của họ, ra đời thế hệ thứ hai, thế hệ các Ouramide bao gồm:
1) các Titan và Titanide, với con số mười hai; 2) nhóm ba Cyclope; 3) nhóm ba