thời tôi, người ta thức dậy từ rạng sáng để chuẩn bị công việc trong ngày và
không cần tiêu hết tiền bạc mua máy móc để làm đất”. Cả hai bố con đều bị
giết chết vì lựu đạn nổ.
Tuy nhiên, trong trường hợp nông dân, xã hội cho phép một sự lựa
chọn giữa lòng trung thành với quá khứ và sự chấp nhận tiến bộ; nhưng có
những trường hợp khác, người thợ thủ công già, người chủ hiệu già bị quá
trình phát triển của công nghiệp hay của thương mại bóp nghẹt vô phương
cứu chữa. Vào cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện những cửa hiệu lớn làm phá
sản nhiều tiểu thương. Zola kể chuyện họ trong Hạnh phúc các Bà; mô tả
sự phản kháng và niềm thất vọng của thế hệ cũ chống lại tương lai tước
đoạt mình. Baudu, một lão trượng có quyền uy, gương mặt vàng võ, mái
tóc bạc trắng, là chủ cửa hiệu Dạ Elbeuf, mở từ một trăm năm, trần bụi bặm
tủ kính sâu, đối diện với những thứ rực rỡ của một cửa hiệu lớn: trong một
tủ kính chói lọi, quầy hàng bán dạ như thể chế giễu ông. Khi cô cháu gái,
vừa tới Paris, trông thấy ông, ông đang đứng trước cửa, hai mắt đỏ ngầu,
đôi môi mím chặt, phẫn nộ nhìn ngắm quầy hàng Hạnh phúc các Bà. Còn
trong cửa hiệu của ông theo lối cổ − những quầy hàng bằng gỗ sồi nhẵn
thín vì lâu ngày, những cái giá nhiều ngăn với những nẹp sắt nặng nề,
những bọc hàng tối tăm chất tận trần nhà -, hầu như không còn khách hàng
tới nữa. Giận dữ, oán hờn giày xé tâm can Bandu. “Ôi! Lạy Chúa! Ôi! Lạy
Chúa!” − ông ta vừa rên rỉ vừa nhìn cái cửa hiệu cô gái cháu nhận tới làm
việc. Ông phẫn nộ và tiên đoán sự phá sản của cửa hiệu mình; một cửa hiệu
hàng mốt mới không nên bán bất kỳ thứ gì: đó là một “cửa hàng bách hóa”
(“bazar”). “Người bán hàng tạp hóa lại đi bán quần áo bằng da lông thú, thì
quá kỳ cục!” Ông không thể chấp nhận sự đảo lộn của mọi truyền thông
ông từng chứng kiến. Ông bồn chồn. Xưa kia, cửa hiệu ông đông khách
nhất khu phố, và ông lấy làm kiêu hãnh. Thế mà giờ đây, cũng như mọi cửa
hiệu lân cận, nó ngắc ngoải: “Đó là cánh chết dần, chết mòn, không gây
chấn động, công việc làm ăn liên tục bị chậm lại, khách hàng lần lượt mất
dần”. Hiệu Hạnh phúc các Bà phát đạt, Bandu buộc phải thừa nhận điều
đó: “Họ thành công, kệ họ! Còn mình, mình phản đối, chỉ có thế thôi”. Để