TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 146

được ông khỏi chết ngạt”. Từng bị công kích kịch liệt trong thời kỳ làm thủ
tướng, Clémenceau cho là mình đã được trả thù một cách thích đáng. Ông
nói: “Quả là phải có con tim vững chải mới có thể chịu đựng những cảm
xúc như thế này. Chúng an ủi tôi sau biết bao cay đắng”. Poincaré, Pétam,
một số nhà chính trị và quân sự khác muốn truy đuổi quân đội Đức tới tận
Berlin. Clémenceau ủng hộ Foch khi ông này quyết định ký hiệp định đình
chiến. Foch tuyên bố: “Không một ai có quyền kéo dài thêm cảnh đổ máu”.
Đấy không phải là lý do duy nhất quyết định thái độ của ông. Sau khi mục
đích chủ yếu của chiến tranh đã đạt được, công luận đòi hỏi đình chiến; sẽ
là nguy hiểm nếu “đùa với tinh thần của quân đội và của cả nước”

[40]

. Mặt

khác, nếu chiến tranh còn tiếp diễn, thì vai trò quân đội Mỹ ngày càng trở
nên quan trọng và hòa bình sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ. Cuối cùng,
cũng như những nhà lãnh đạo Đồng minh, Foch sợ chiến tranh kéo dài sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa bônsêvich ở Đức.

Khi tuyên bố việc ký hiệp định đình chiến, Clémenceau được cả hai

Viện hoan hô. Một đám đông tụ tập trước bộ Chiến tranh yêu cầu ông ra
đứng ở ban công văn phòng và hoan hô ông: ông khóc vì xúc động. Tuy
nhiên, tối hôm ấy, niềm vui của ông tan biến. Các con ông đưa ông tới
chứng kiến quần chúng hân hoan trên quảng trường Nhà hát nhạc kịch, ông
lặng lẽ ngắm nhìn đám đông. Người con gái hỏi ông: Bố có thấy hạnh phúc
không? − Bố không thể nói điều đó với con vì bố không hạnh phúc. Tất cả
những cái đó sẽ chẳng để làm gì hết”. Người ta gọi ông là Cha đẻ của
Chiến thắng, người ta dựng tượng ông; nhưng ông lo lắng cho tương lai.
Ông nói: “Giờ đây, phải tranh thủ được hòa bình và có lẽ cái đó sẽ khó
hơn”. Rồi nói thêm: “Nếu quan tâm tới vinh quang, thì giờ đây, bố phải
chết!” Ông rất mệt mỏi; dạ dày ông suy yếu, hai tay ông bị chứng mày đay;
ông khó ngủ.

Ông đi du lịch sang Anh và được hoan hô. Ở Strasbuorg những lời

hoan hô khiến ông rơi lệ. Sau mấy ngay nghỉ ngắn ngủi ở Vandée, quê
hương ông, ông khai mạc Hội nghị hòa bình và làm việc cật lực. Ngày 9
tháng hai 1919, một thanh niên vô chính phủ 23 tuổi, tên là Cottin, bắn vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.