bồi thường chiến tranh, vì những sự nhân nhượng đối với Đức, vì việc trở
lại nắm quyền của Briand mà ông oán giận, vì cái mà ông gọi là sự suy sụp
tinh thần của nước Pháp, ông sáng lập một tờ báo, tờ Tiếng vang dân tộc
(L’Écho national) mà ông giao trách nhiệm giám đốc cho Tardieu: đó là
một sự thất bại.
Một tờ báo Mỹ hỏi ý kiến ông về vai trò của Mỹ trong chiến tranh và
trong hòa bình, ông quyết định, với tư cách cá nhân, đi phát biểu quan điểm
của mình ở Mỹ. Ông xuất phát ngày 11 tháng mười một. Ông được đón tiếp
nồng nhiệt. Mặc dù đã 81 tuổi, trong ba tuần lễ, ông đăng đàn ba chục lần,
cố sức “thức tỉnh người Mỹ”. Công chúng rất đông và hoan hô ông; nhưng
cuộc du lịch của ông không có một ảnh hưởng chính trị nào. Ít lâu sau,
miền Ruhr bị chiếm đóng, khiến sự đối kháng giữa Mỹ và Pháp lên đến cực
độ.
Trở về Pháp, mặc dù những lời mời mọc, ông không trở lại Nghị viện;
nhưng ông buồn bã theo dõi quá trình diễn ra các biến cố. Ngày 26 tháng tư
1922, ông viết: “Càng ngày tình hình càng trở nên nghiêm trọng ở Gênes,
nơi người ta để cho Lloyd George cai quản một cách tàn bạo. Đoạn tuyệt
hay phục tùng, cũng là sự sụp đổ tận gốc... Tôi đau đớn quá sức”. Và ông
viết tiếp: “Bị chính phủ và cả báo chí phản bội, đó là số phận của nhân dân
ta”. Ông trách cứ những sự nhân nhượng của Briand. Khi Poincaré thay thế
Briand vào tháng giêng 1922 và cho chiếm đóng miền Ruhr, ông cho là
biện pháp này được thi hành quá muộn và không còn tác dụng gì nữa. Ông
cho là nó quá nguy hiểm một cách vô ích. Ông viết thư cho một người bạn:
“Tôi thấy Poincaré của anh như một đứa trẻ chơi với những cây củi cháy
rực giữa những thùng thuốc súng”.
Ông tự an ủi mình trong những buổi dạo chơi trên bờ biển, trồng
những gốc hồng, tiếp khách. Ông viết cuốn Démosthène. Ông viết thư cho
một người bạn: “Tôi đã 82 tuổi, như thế là nói đủ rồi. Cơ thể không đến nỗi
nào. Cái đầu khá tốt. Trái tim cũng vậy”. Và viết thêm: “Tôi không đòi hỏi
gì hết, và không thể bị lên án là ích kỷ, tôi sẽ chết, tương đối sung sướng
giữa sự xung đột gay gắt của những số mệnh trái ngược nhau”, ông cũng