viết: “Nhờ cái đó
tôi đã trải qua một cách tuyệt vời bốn năm trời mà nhẽ
ra, tôi chỉ có biết khóc... Thật là kỳ lạ − có phải thế không − là phần cuối
cuộc đời tôi lại mâu thuẫn đến như vậy với quá khứ của mình, với tính cách
của mình. Được như thế là nhờ tôi làm việc. Nó làm tôi khuây khỏa, nó
nuôi dưỡng tôi. Tôi không còn bị cả cái tổ kiến ấy làm xúc động nữa”.
Sự thực ông bị những cơn mệt mỏi và suy sụt. Nỗi âu sầu của ông lộ
rõ trong thư từ và diễn từ. Tiếp theo sau Poincaré là Caten phái Tả tìm cách
dịch gần nước Đức Clémenceau phẫn nộ. Ông gặp Caillaux và Malvy, được
phục chức và làm bộ trưởng trở lại. Braind ký hiệp ước Locarno và được ca
ngợi như một tông đồ mới của hòa bình. Đối với Clémenceau, đó là cả một
loạt điều lăng nhục không thể chịu nổi. Khi thành lập, vào năm 1926, một
nội các Đoàn kết dân tộc trong đó có Briand và Ponicaré hai kẻ thù lớn nhất
của ông, sự phẫn nộ của Clémenceau lên tới cực điểm; ông đoạn tuyệt với
Tardieu khi ông này nhận lời tham gia nội các. Ông viết một bức thư đầy
phẫn nộ cho tổng thống Coolidge, người đòi Pháp phải trả nợ. Ông tiên
đoán tai họa: “Trong năm năm, trong mười năm, khi họ muốn, người Đức
sẽ vào đất nước chúng ta”. Vả lại, điều ấy là đúng, ông cũng nói: “Thời kỳ
chúng ta đang sống là một sự sỉ nhục”. Khi René Benjamin tới thăm ông tại
nhà, ông nói: “Nước Pháp thế kỷ XX, cái sự vật phù du tội nghiệp ấy, thế là
hết, tôi không còn dính dáng tới nữa... Một con người xứng đáng với cái
tên gọi ấy sẽ chết vì tởm lợm những tên lùn cai trị chúng ta...” Ông tiên
đoán một tương lai ảm đạm: “Các anh sẽ nếm trải một sự suy sụp và sẽ
không lâu nữa đâu, Briand với nước Đức sẽ mang tới cho các anh tình hình
ấy thôi...” Ông mất hết mọi niềm say mê, mọi niềm tin tưởng: “Hy vọng
hả? Không thể được! Tôi không tin điều đó nữa, tôi, người không còn tin
điều từng làm tôi say mê là: nền dân chủ”.
Sức khỏe Clémenceau có phần sút kém: “Mình ân hận hầu như vẫn
khỏe mạnh; chỉ có nỗi đau duy nhất là không còn đôi chân nữa”. Nhưng
ông bảo là công việc mang lại cho ông “niềm vui của thanh niên”. Ông viết
một cuốn sách về Monet. Lòng tự ái bị tổn thương vì tập Hồi ký công bố ba
tuần sau khi Foch qua đời, vào tháng tư 1929, trong đó Foch cáo giác ông,