Đôn dán đầy những tờ áp phích đòi hỏi: “Winston lên cầm quyền!”
Chamberlain cử ông lãnh đạo Hải quân. Sau khi quân Đức vào Bỉ, ngày 10
tháng năm 1940, Chamberlain từ chức và Churchill cầm đầu một chính phủ
liên hiệp, ông đọc một bài diễn từ nổi tiếng: “Tôi chỉ có những nỗi vất vả,
máu, mồ hôi và nước mắt để cống hiến”. Lúc ấy, ông 66 tuổi.
Trong những năm chiến tranh, ông làm nhiệm vụ của ba người. Ông
dậy lúc 8 giờ, làm việc cho tới bữa ăn trưa, ngủ một tiếng rồi lại làm việc
tới 2 hay 3 giờ sáng. Từ tháng chạp 1942, cơ thể không tuân theo ông nữa:
ông bị ốm ở Carthage và từ ấy hoàn toàn không còn là con người ngày
trước nữa. Bác sĩ Jacques Moran, thầy thuốc của ông, ghi lại từng ngày một
cuộc chiến đấu thống thiết của ông chống lại sự suy sụt của cơ thể và sự
ngu xuẩn. Ngày 22 tháng chín 1944 − lúc 70 tuổi, ông nói: “Về tinh thần thì
mọi cái đều ổn. Nhưng tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi có cảm giác rất rõ rệt
là đã hoàn thành sự nghiệp của mình. Tôi phải mang tới một thông điệp,
nhưng tôi không có nó nữa. Từ nay, tôi chỉ nói: mặc cho những kẻ xã hội
chủ nghĩa đáng nguyền rủa ấy”, ông viết cho tướng Scobie: “Chúng ta phải
giữ Athènes, ông sẽ có thành tích lớn làm được điều ấy, nếu có thể được,
không đổ máu, và nếu cần thì đổ máu”. Bình luận những chỉ thị này năm
1953, ông nói là lúc ấy, ông nghĩ tới những lời Balfour nói với các nhà
chức trách Anh ở Ailen: “Đừng ngần ngại nổ súng”. Ông nói thêm: “Ký ức
về một thời xa xăm ám ảnh đầu óc tôi”. Có thể ông viện dẫn sự hồi tưởng
ấy với tư cách một lời cáo lỗi; nhưng thực ra, ông không còn thích ứng với
hoàn cảnh như xưa nữa. Ở Yalta, không phải lỗi tại ông khi phải nhượng bộ
Staline nhiều: ông bảo vệ quan điểm của mình một cách khéo léo và kiên
quyết. Nhưng sức khỏe ông càng ngày càng sút kém. Ông trở nên lắm lời
và dài dòng tới mức làm các thành viên nội các không chịu nổi. Ông luôn
luôn bị thu hút vào ý kiến riêng của mình tới mức không quan tâm tới ý
kiến người khác, và không còn có thể nắm bắt được một ý kiến xa lạ nào
nữa. Và ông mất đi một phần ý thức thực tế. Bị phỉnh phờ bởi những lời
hoan hô nồng nhiệt trên đường phố Luân Đôn và ở Hạ viện, ông nghĩ thắng
lợi của đảng Bảo thủ sẽ được bảo đảm trong cuộc vận động tổng tuyển cử