TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 249

lời mời mọc nào. Ông nói: “Tôi không còn phụ thuộc thế giới này nữa”.
Cái cảm giác lưu đày này rất sâu nặng ở ông: “Còn tôi, một khán giả ngồi
trong một căn phòng trống rỗng, các dãy ghế không người, ánh sáng tắt
ngấm, tôi là người duy nhất của thời đại mình, trước bức màn đã hạ xuống,
trong im lặng và bóng tối”. Ông vốn luôn luôn ưu sầu: nay càng ưu sầu
hơn. Năm 1836, ông viết: “Người nào kéo dài sự nghiệp của mình cũng sẽ
thấy ngày giờ của mình trở nên lạnh dần. Ngày hôm sau sẽ không còn tìm
thấy mối quan tâm của ngày hôm trước”. Thậm chí ông cũng không còn mơ
ước nữa: “Không còn tương lai, nên tôi không còn những giấc mơ nữa”.
Loménie viết về Chateaubriand: “Con người tội nghiệp ấy âu sầu một cách
khủng khiếp; không còn có gì làm ông xúc động; cũng không còn có gì làm
ông giải khuây nữa; ông không còn ưa thích gì nữa hết; đối với ông, thế
giới ngày càng xa lạ”. Trong “Lời tựa di chúc” viết cho tập Hồi ký, ông gợi
lên nỗi u sầu của những giờ phút cuối cùng và cô quạnh không một ai
muốn, và người ta không biết dùng để làm gì. Cuối cuộc đời là một lớp tuổi
xót xa; không hề có gì làm người ta vui thích vì người ta không xứng đáng
với gì hết; không có lợi ích gì cho ai, và là gánh nặng cho mọi người, ở gần
nơi trú ẩn cuối cùng, người ta chỉ cần bước một bước là bắt gặp. Ước mơ
làm gì trên một bãi biển hoang vắng? Người ta nhìn thấy những bóng dáng
dễ thương nào trong tương lai?

Ông phải bán tập Hồi ký đi, không phải là không luyến tiếc: nó được

xuất bản ngay sau lúc ông qua đời, mặc dù trước đó, ông dự kiến chỉ năm
chục năm sau, người ta mới công bố. Ông buồn bã nói: “Tôi đã cầm cố
ngôi mộ của mình”. Tuy nhiên, trước đó, ông làm việc cật lực cho tác
phẩm. Từ 1830, ông muốn viết thêm cho hoàn chỉnh, muốn biến nó thành
bản “sử thi” của thời đại mình, ông viết lại lần thứ nhất và đóng khung nó
giữa một lời tựa di chúc đề ngày 1 tháng chạp 1833 và một kết luận về
Tương lai của thế giới. Năm 1836, ông bắt đầu viết phần hai. Năm 1837,
ông đến ở Chantilly để viết Đại hội Vérone, xuất bản năm 1838. Đó là một
bản biện hộ cho chế độ Trùng hưng, nhưng được điểm xuyết những lời phê
phán nghiêm khắc; ông tự ca ngợi mình trong đó: chính ông là người phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.