TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 255

lập đều bị quét sạch vì biến cố ngày 2 tháng Chạp và ông lại mất thêm tiền
bạc. Ông rời bỏ khu nhà sang trọng ở phố Đại học để đến ở một ngôi nhà
khiêm tốn hơn; nhưng vẫn giữ lại bốn căn hộ, vô số đầy tớ và đàn ngựa;
gilê và giày, ông mua hàng tá. Thừa phát lại và chủ nợ hối thúc ông. Ông
tưởng mình có tài kinh doanh, không chịu nghe một lời khuyên can nào; kết
quả: làm ăn thất bại, vỡ nợ liên tiếp. Năm 65 tuổi, ông viết: “Tôi ở trong
tình trạng lộn xộn hơn bao giờ hết, mệt mỏi vì đấu tranh và cuộc sống: hy
vọng và thất vọng còn tồi tệ hơn thất bại không thôi. Hiện tình thế tôi là
như vậy”. Ông lấy trộm sách lịch sử để soạn Cuộc đời các vĩ nhân. Người
ta cho ông là tay viết thuê; nói tới tình trạng “tuổi già ông mất hết uy tín”;
người ta nguyền rủa ông trên báo chương, chế giễu ông. Nhưng ông vẫn
giữ một niềm kiêu ngạo ngây thơ, cho là mình phải thu được thành tựu, còn
thất bại chỉ là một sự trả thù của số phận, và thế giới và Thượng đế chỉ
quan tâm tới ông. Ông soạn một Giáo trình văn học bắt đầu xuất bản năm
1856. Ông van xin trợ cấp trong một lời tựa: “Giống như bóng ma
Macbeth, năm tháng đặt bàn tay chúng lên đôi vai tôi, lấy ngón tay chỉ cho
tôi, không phải là những vương miện, mà là một nấm mồ; và cầu mong
Thượng đế cho tôi nằm vào đấy”. Ký ức về các biến cố 1848 ám ảnh ông:
“Sung sướng thay những người chết theo sự nghiệp, trong những cuộc cách
mạng họ tham gia! Cái chết là khổ hình của họ, đúng thế, nhưng cũng là
nơi trú ngụ của họ. Còn cái nhục hình phải sống, anh có tính tới nó không
vì cái gì không?”.

Tên tuổi ông vẫn còn chút uy tín vì, năm 1857, các bạn của Flaubert

mong muốn ông can thiệp để bênh vực Bà Bovary. Ông càng ngày càng
cảm thấy bị cuộc sống đè nặng. “Cuộc sống là một cái cột nhục hình
(pilori), nếu không phải là một đoạn đầu đài (échafaud). Một cơn hấp hối
về tinh thần trong hai mươi năm hay một nhát rìu trong giây phút, cái nào
hơn cái nào?” Ông thôi không làm thơ nữa; nhưng biên soạn tập thơ nổi
tiếng, Cây nho và ngôi nhà, trong đó, một ông già, cô đơn giữa một thế giới
quên lãng mình, gợi lại những kỷ niệm:

“Ôi tâm hồn ta! Biết bao gánh nặng đè lên người,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.