TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 266

Bác sĩ Grave E. Bird giới thiệu với Hội tâm lý học phương Đông một

công trình nghiên cứu trong hai năm về 400 cụ già tuổi trên một trăm. Kết
luận của ông thống nhất với kết luận của bác sĩ Delore: “Phần lớn những
người trong nhóm này xây dựng cho tương lai những kế hoạch cụ thể, quan
tâm tới công việc công, thể hiện những mối nhiệt tình trẻ trung, có những ý
thích riêng, có tinh thần hài hước sâu sắc, ăn ngon miệng, và có một sức đề
kháng đặc biệt. Với một sức khỏe tinh thần nói chung tuyệt vời, họ sống lạc
quan và không mảy may biểu lộ thái độ sợ chết”.

Các cụ ông trăm tuổi được nghiên cứu ở Mỹ cũng gây một cảm tưởng

tương tự: các cụ sống tích cực và hạnh phúc. Visher quan sát hai cụ ông
trên trăm tuổi năng động, sung sướng và có vẻ khỏe mạnh. Nhưng cuộc
phẫu thuật phát hiện họ có nhiều bộ phận có bệnh.

Năm 1963, báo chí Cuba có một trang viết về mấy cụ ông sống trên

trăm tuổi. Trong số những cụ này, có một người vốn là nô lệ Da đen đặc
biệt đáng chú ý, các ký ức của cụ được một nhà dân tộc học ghi âm. Đối
chiếu lịch sử, người ta thấy quả cụ 104 tuổi đúng như lời cụ nói. Trí nhớ
tuyệt vời – tuy có hơi lộn xộn đối với một vài thời kỳ − khiến cụ hồi tưởng
lại toàn bộ cuộc đời. Tóc cụ bạc trắng, sức khỏe cụ tốt; tuy lúc đầu có phần
hay nghi kỵ, nhưng về sau, cụ rất vui vẻ đón nhận những câu hỏi của người
đối thoại và trả lời theo lối ứng khấu. Cụ giữ nguyên vẹn năng lực trí
tuệ

[66]

.

Nhiều người tự xưng trăm tuổi bắt gặp trong những vùng xa xôi hẻo

lánh, chắc hẳn không phải thế: không có giấy khai sinh, họ có thể quy cho
mình một cách thành thực một lứa tuổi lông bông. Nhưng những người
thực sự vượt qua 100 tuổi hầu như bao giờ cũng là những cá nhân đặc biệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.