thừa nhận vị trí quan trọng của các tác phẩm viết trong tuổi già.
Bản thân Mauriac khẳng định những điều tôi nói ở đây qua chính trường hợp của ông. Ông
đã tự đổi mới − ít nhất tới một lúc nào đấy − khi ông viết các lôc-nốt. Trái lại cuốn tiểu thuyết cuối
cùng của ông hình như là một bản sao chép lại những cuốn ông sáng tác ở tuổi trưởng thành.
Một người hâm mộ, nam tước Erlanger, mua lại ngôi nhà, gỡ các bức tranh và trao tặng bảo
tàng Prado.
Trước đó, bà đã bị những cơn suy sụp và đã nghĩ tới chuyện tự sát.
Tardieu, Hòa bình.
Người ta không bao giờ biết rõ nội tình vụ việc này. Cottin bị án tử hình, được ân xá và về
sau được tha. Hình như hắn là một kẻ cuồng tưởng (illuminé).
Ông từng nói một cách ngớ ngẩn: “Năm 1945, trong lúc hàng nghìn quân Đức đầu hàng, tôi
gửi một bức điện cho thống chế Montgomery yêu cầu dự trữ vũ khí: có thể phải trao trả chúng lại
cho binh sĩ Đức trong trường hợp quân Nga tiến sâu hơn”. Buộc phải giải thích, ông rất lúng túng.
Chúng ta còn nhớ là khi miêu tả người Struddburg, Swif đã linh cảm cảnh lưu đày này.
Thậm chí dù người ta có hy vọng sống lại trong một thế giới khác, cái chết vẫn dứt chúng ta
ra khỏi thế giới này.
Năm 1920, khi công viết cuốn Vượt qua nguyên tắc hứng thú. Lúc ấy, ông nghĩ là mọi sinh
vật đều có khuynh hướng căn bản là quay trở về trạng thái vô cơ. Ông nhắc đi nhắc lại khẳng định
này cho tới cuối đời. Nhưng một số thư từ của ông chỉ ra rằng, thỉnh thoảng, ông nghi ngờ luận đề
này.
Theo nhà tâm phân học Mỹ Martin Grotijhan, những nỗi lo sợ thiến hoạn ở người già phải
được phân tích trước nỗi lo sợ cái chết; thông thường, nỗi lo sợ cái chết che lấp nỗi lo sợ thiến hoạn
vốn làm sống lại nỗi lo sợ thiến hoạn thời thơ ấu, và cách gay gắt tới mức nó kéo theo ý định muốn
chết.
Paul Courbon, Tạp chí Tâm lý học, 1921.